IMF dự báo GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2020 vượt Philippines

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo trong năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Việt Nam sẽ chạm mốc 3.500 USD, trong khi con số tương ứng ở Philippines sẽ là 3.372 USD.

 IMF trong một đề tài khen ngợi việc chống dịch COVID-19 của Việt Nam - Ảnh chụp màn hình
IMF trong một đề tài khen ngợi việc chống dịch COVID-19 của Việt Nam - Ảnh chụp màn hình


Cụ thể trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (World Economic Outlook) công bố tháng 10-2020, IMF dự báo GDP Việt Nam năm 2020 sẽ là 340,6 tỉ USD, còn Philippines là 367,36 tỉ USD.

Quy mô kinh tế lớn hơn Việt Nam, tuy nhiên GDP bình quân đầu người của Philippines được cho sẽ thấp hơn Việt Nam năm nay.

Theo đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam được IMF dự báo sẽ đạt 3.497,51 USD (gần 3.500 USD/người), còn Philippines là 3.372,53 USD.

Dự báo của IMF cũng đồng nghĩa Việt Nam được kỳ vọng sẽ xếp thứ 6 về GDP bình quân đầu người trong khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sau Singapore (58.483,9 USD), Brunei (23.116,7 USD), Malaysia (10.192,4 USD), Thái Lan (7.295,1 USD), và Indonesia (4.038,4 USD).

Báo PhilStar (Philippines) khi bàn về ước tính trên của IMF đã nhấn mạnh yếu tố đại dịch do virus corona gây ra (COVID-19), viết: "Người Việt Nam được cho sẽ giàu hơn người Philippines bắt đầu từ năm nay, như một hậu quả trực tiếp nữa của đại dịch và cách thức hai chính phủ phản ứng khác nhau với cuộc khủng hoảng y tế này".

Tờ báo Philippines lưu ý IMF còn tin rằng thu nhập của người Philippines sẽ khó có khả năng theo kịp người Việt trong 5 năm tới.

Theo đó tính tới 2025, IMF cho rằng GDP bình quân đầu người của Philippines sẽ là 4.805,84 USD, còn Việt Nam sẽ vượt mốc 5.000 USD, đạt 5.211,90 USD.

Ông Sonny Africa, giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu IBON Foundation, nhận xét trên PhilStar rằng Việt Nam đã phản ứng rât tốt với đại dịch và có thể giữ được tăng trưởng kể cả khi ở mức thấp hơn, ngược lại với những gì xảy ra ở Philippines.

Theo ông Africa, việc Việt Nam vượt qua Philippines ở phương diện này không hoàn toàn gây ngạc nhiên, vì Việt Nam đã "trên đỉnh" của quá trình phấn đấu nhiều năm.

Cũng trong các dự báo, IMF cho rằng nền kinh tế Philippines sẽ suy giảm 8,6% trong năm 2020 so với năm ngoái, một tốc độ sụt giảm mạnh nhất từ năm 1986. Ngược lại, khi nhiều nước tăng trưởng âm, Việt Nam được dự báo tăng trưởng 1,6% năm nay.

Theo kinh tế trưởng tại UnionBank của Philippines, ông Ruben Carlo Asuncion, kể cả trước đại dịch, kinh tế Việt Nam cũng đã ở quỹ đạo tăng trưởng tốt hơn Philippines, và việc xử lý đại dịch tốt sẽ cộng hưởng vào khác biệt giữa hai nền kinh tế này trong năm nay.

Theo NHẬT ĐĂNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng CNTT

Gia Lai: Quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng CNTT

(GLO)- Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 95/2024/NQ-HĐND quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.