Ia Peng huy động sức dân xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2020, xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Để thực hiện được mục tiêu này, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đẩy mạnh công tác dân vận, huy động các nguồn lực để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.
Người dân xã Ia Peng (huyện Phú Thiện) hiến đất, đóng góp ngày công làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Nguyên Hương
Người dân xã Ia Peng (huyện Phú Thiện) hiến đất, đóng góp ngày công làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Nguyên Hương

Người dân hiến đất làm đường giao thông

Xã Ia Peng có 1.500 hộ với hơn 6.000 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 33%. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xã tổ chức tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình, tạo sự đồng thuận và quyết tâm thực hiện chương trình xây dựng NTM. Qua đó, nhân dân tin tưởng, ủng hộ việc xây dựng các công trình, phần việc. Điển hình như phong trào hiến đất làm đường bê tông tại thôn Bình Trang và làng Sô Ma Rơng.
Bà Chu Thị Vinh-Trưởng thôn Bình Trang-cho biết: Khi có chủ trương làm đường bê tông, thôn đã tiến hành họp dân, tuyên truyền giúp bà con nhận thức rõ mình là người được hưởng lợi trực tiếp từ chủ trương này nên 100% người dân trong thôn hưởng ứng nhiệt tình. Công trình làm đến đâu, bà con tự động bàn giao mặt bằng đến đó. Nhờ vậy, đến nay, toàn bộ đường nội thôn đều được bê tông hóa, đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Không chỉ tham gia hiến 250 m2 đất và dời hàng rào để nâng cấp đường giao thông, ông Trần Văn Ái (thôn Bình Trang) còn hiến 1.000 m2 đất lúa để làm nhà văn hóa thôn. Ông bộc bạch: “Tấc đất tấc vàng thật nhưng mình bớt đi chút đất mà làng quê khang trang hơn thì nên làm”.
Phong trào hiến đất làm đường giao thông lan tỏa khắp các thôn, làng. Tại làng Sô Ma Rơng, người dân không chỉ tháo dỡ hàng rào mà còn không ngần ngại di dời nhà cửa để nhường đất xây dựng các công trình phúc lợi. Ông Siu Koat có căn nhà cấp 4 rộng gần 20 m2 nằm trong phạm vi đường cần mở rộng. Được sự hỗ trợ của lực lượng xung kích địa phương, gia đình ông đã tháo dỡ căn nhà rồi làm lại trên khuôn viên còn trống.
Ông Koat chia sẻ: “Lúc đầu, mình ngại lắm, làm lại nhà đâu phải chuyện đơn giản. Nhưng khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, gia đình mình nhất trí di chuyển nhà. Nhờ chính quyền địa phương và bà con hỗ trợ vật liệu, gia đình mình làm lại căn nhà mới khang trang hơn. Hơn nữa, cả làng cùng hưởng lợi nên mình vui vẻ”.
Chung tay thắp sáng đường quê
Con đường bê tông mới hoàn thành nhưng việc đi lại vào ban đêm vẫn khó khăn. Những vụ va quệt xe cộ, trộm cắp xảy ra đã ảnh hưởng đến an ninh, trật tự địa phương. Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, người dân xã Ia Peng tiếp tục đóng góp kinh phí lắp đặt hệ thống đèn điện. “Tích tiểu thành đại”, mỗi gia đình đóng góp 200-250 ngàn đồng nên nhiều tuyến đường làng được chiếu sáng về đêm, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Ông Trần Văn Côi (thôn Thanh Bình) phấn khởi nói: “Chỉ bớt ra một vài ngày đi chợ, cả thôn được chiếu sáng, văn minh hơn hẳn. Tối đến, trẻ em tha hồ nô đùa. Đây là niềm mơ ước của bà con bấy lâu nay”. Còn ông Phạm Văn Thành (thôn Bình Trang) cũng vui vẻ cho biết: “Từ khi có hệ thống đèn đường, an ninh thôn xóm đảm bảo, nạn trộm cắp vặt giảm đáng kể. Bà con đi lại thuận tiện, việc họp hành vào ban đêm đông đủ hơn”.
Trưởng thôn Bình Trang cho hay: Bà con trong thôn mong có đèn đường từ lâu nên nhiệt tình hưởng ứng. Với mức đóng góp 250 ngàn đồng/hộ, cả thôn thu được 66 triệu đồng để lắp đặt 104 bóng điện thắp sáng đường làng, ngõ xóm. Hàng tháng, mỗi hộ đóng thêm 10.000 đồng để thanh toán tiền điện và sửa chữa khi có sự cố hư hỏng. Đường quê được thắp sáng, mọi hoạt động trở nên sôi nổi, phong trào văn hóa văn nghệ được đẩy mạnh.
Trao đổi với P.V, ông Đỗ Hồng Sơn-Chủ tịch UBND xã Ia Peng-khẳng định: Thời gian qua, xã quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, chú trọng phát huy nguồn lực từ nhân dân, sử dụng quỹ đóng góp đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả. Nhờ vậy, người dân đồng thuận, ủng hộ công sức, tiền của để xây dựng các công trình phúc lợi. Đến nay, bộ mặt nông thôn xã Ia Peng khởi sắc đáng kể. Hiện xã đã đạt 18/19 tiêu chí, tiêu chí còn lại về đường giao thông trục xã sẽ được đầu tư kinh phí trong thời gian tới để xã sớm về đích NTM vào cuối năm 2020.
NGUYÊN HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null