Ia Grai: Vững tin bước vào năm mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2019, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, giám sát của HĐND huyện, sự phối hợp của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và nỗ lực phấn đấu của các ngành, địa phương cũng như toàn thể nhân dân trên địa bàn, huyện Ia Grai đã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.



Những kết quả nổi bật

Thực hiện nghị quyết của Huyện ủy và nghị quyết của HĐND huyện tại kỳ họp thứ 7 (khóa XII), UBND huyện đã tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019. Theo đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tổng giá trị sản xuất đạt 9.103,8 tỷ đồng, tăng 11,5%. Trong đó, ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản đạt 3.796,8 tỷ đồng; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng đạt 3.059 tỷ đồng; thương mại-dịch vụ đạt 2.248 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng so với năm 2018.

Một góc trung tâm huyện Ia Grai.
Một góc trung tâm huyện Ia Grai.



Trong năm 2019, tổng diện tích gieo trồng được 48.772 ha, đạt 100,3% kế hoạch; sản lượng lương thực quy thóc đạt 21.894 tấn, tăng 2,6% so với năm 2018. Toàn huyện đã tái canh được hơn 619 ha cà phê, đạt 127,7% kế hoạch tỉnh giao. Đối với hơn 600 ha hồ tiêu bị chết do thiên tai năm 2018, người dân đã chuyển đổi sang cây trồng khác như: cà phê 110 ha, cây ăn quả 150 ha, chanh dây 110 ha... Bên cạnh đó, huyện đã triển khai các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm gồm: trồng dâu nuôi tằm, sản xuất cà phê bền vững, chăn nuôi heo rừng lai, nuôi cá lồng, sản xuất giống lúa mới chất lượng cao, phát triển cây ăn quả, chương trình mỗi xã một sản phẩm… Đặc biệt, trước tình hình bệnh dịch tả heo châu Phi diễn biến phức tạp, cơ quan chức năng đã kịp thời triển khai các biện pháp phòng-chống, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi. Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện là 264.467 con; tổng đàn ong toàn huyện là 39.290 đàn.   

Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được cả hệ thống chính trị và người dân chung sức thực hiện. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng khang trang, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Đến nay, toàn huyện đạt được 181 tiêu chí (tăng 26 tiêu chí so với cuối năm 2018), bình quân mỗi xã đạt 15 tiêu chí. Toàn huyện có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 4 làng đạt chuẩn làng nông thôn mới.

Cùng với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, các ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cũng có sự tăng trưởng ổn định. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng đạt hơn 3.059 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch, tăng 11% so với năm 2018. Trong đó, các sản phẩm chủ yếu như: xay xát lương thực 21.618 tấn, đá xây dựng 405.000 m3, sản phẩm cơ khí 358 tấn, hàng mộc 498 m3, điện thương phẩm 2,415 tỷ kWh, phân vi sinh 36.756 tấn... Các hàng hóa trên thị trường phong phú, đa dạng, cung ứng kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên địa bàn huyện có 183 công trình được đầu tư với tổng nguồn vốn 263,8 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 489,8 tỷ đồng, đạt 115% dự toán tỉnh giao và bằng 113% dự toán HĐND huyện giao...

Các lĩnh vực văn hóa-xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học-công nghệ, thông tin-truyền thông, lao động việc làm tiếp tục có bước phát triển. Huyện luôn quan tâm chăm lo, thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công, đối tượng xã hội cộng đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,4% so với năm 2018 (kế hoạch đề ra là 2%). Công tác cải cách hành chính, thực hiện quy chế làm việc của cán bộ, công chức được quan tâm. Các vấn đề bức xúc trong xã hội, đơn thư khiếu nại, tố cáo được tập trung xử lý triệt để; công tác đối ngoại được tăng cường; an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Hướng đến phát triển du lịch

Ia Grai là địa phương giàu truyền thống cách mạng, có những giá trị văn hóa độc đáo và giàu tiềm năng về du lịch sinh thái. Đặc biệt, tại 3 xã Ia Khai, Ia Krai và Ia O-nơi dòng sông Pô Cô chảy qua-từng có một loại phương tiện vận tải đặc biệt được người dân sử dụng nhiều để đánh cá và vận chuyển vũ khí, lương thực chi viện cho các chiến trường trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đó là thuyền độc mộc gắn liền với tên tuổi của Anh hùng A Sanh. Để bảo tồn các giá trị văn hóa độc đáo riêng có của địa phương và góp phần phát triển du lịch, huyện đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận Bến đò A Sanh là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đồng thời, tổ chức thành công Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ I-2019.

Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô.
Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô.



Hướng đến phát triển ngành du lịch, huyện đã xây dựng Đề án quy hoạch các điểm du lịch của địa phương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, có 5 điểm du lịch được quy hoạch kêu gọi đầu tư, gồm: Khu Du lịch sinh thái thác Chín Tầng, Khu Du lịch sinh thái lòng hồ Sê San 4, Khu Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng thác Mơ, Khu Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Nghé và Khu Di tích lịch sử Bến đò A Sanh. Những dự án này nếu được khai thác toàn diện sẽ góp phần rất lớn trong việc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân địa phương mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, cải tạo cảnh quan môi trường và xây dựng thương hiệu cho du lịch Ia Grai, tạo thành chuỗi “Du lịch khám phá thiên nhiên, văn hóa” của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2020:

- Tổng giá trị sản xuất đạt 10.126,6 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2019. Trong đó, nông-lâm nghiệp, thủy sản đạt 4.080,6 tỷ đồng, tăng 7,5%; công nghiệp-xây dựng đạt 3.389 tỷ đồng, tăng 10,7%; dịch vụ 2.657 tỷ đồng, tăng 18,2%.

- Sản lượng lương thực 22.215 tấn, tăng 1,5%.

- Tổng thu ngân sách 82,1 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,2 triệu đồng.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,84%.

- Phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 5 làng đạt chuẩn làng nông thôn mới.

LÊ NGỌC QUÝ
Chủ tịch UBND huyện

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.