Ia Grai thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong 5 năm qua, huyện Ia Grai đã tích cực thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, qua đó từng bước cải thiện, nâng cao đời sống cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn huyện.

 Tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Ia Krai, huyện Ia Grai. Ảnh: Thanh Nhật
Tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Ia Krai, huyện Ia Grai. Ảnh: Thanh Nhật

Năm 5 qua, huyện Ia Grai đã tích cực hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục giải quyết kịp thời các chế độ chính sách mới để người có công được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Theo đó, huyện đã thống kê, rà soát các đối tượng chính sách đủ điều kiện đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Kết quả, đã có 1 trường hợp được phong tặng và 5 được truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Từ năm 2012 đến 2016, toàn huyện đã tiếp nhận 150 hồ sơ đề nghị hưởng chế độ hàng tháng cho những người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày. Đến cuối năm 2016, có 95 trường hợp được hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ; 25 trường hợp hưởng chế độ chất độc hóa học; 18 người hoạt động kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được tặng thưởng huân-huy chương kháng chiến và được trợ cấp 1 lần…

Bên cạnh đó, hàng năm, huyện thường xuyên tổ chức gặp mặt người có công với cách mạng nhân các ngày lễ lớn. Nhờ sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nên đến nay, đời sống của các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện được cải thiện và từng bước nâng cao. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 97,4% hộ chính sách, người có công có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của nhân dân trong huyện. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Ia Grai, cho biết: “Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống vật chất, tinh thần của người có công trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, trong ngày lễ, Tết, các gia đình chính sách, người có công đều được quan tâm hỗ trợ. Đây là nguồn động viên lớn cho các gia đình chính sách”.

Hàng năm, phong trào xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân hưởng ứng tích cực. Trong 5 năm qua, huyện Ia Grai đã huy động được gần 2,4 tỷ đồng xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Từ nguồn quỹ này, huyện đã xây dựng được 53 căn nhà cho gia đình người có công khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, hàng năm, huyện đã sửa chữa, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ. Các thân nhân liệt sĩ theo đó cũng cảm thấy ấm áp, an lòng hơn. Bà Kiều Thị Nguyệt, có anh trai là liệt sĩ Kiều Thanh Điển hiện đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Ia Grai. Mặc dù sống ở TP. Hồ Chí Minh nhưng hàng năm bà đều về đây thắp hương cho anh trai. Bà rất vui mừng vì phần mộ của anh trai luôn được chăm sóc chu đáo. Bà Nguyệt chia sẻ: “Hàng năm, tôi đều ra đây một vài lần để thắp hương cho anh. Tôi thấy chính quyền địa phương, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội hết sức quan tâm, mỗi lần ra đều quan tâm hỏi han để sắp xếp chỗ ở. Các phần mộ ở đây cũng rất sạch sẽ, được chăm sóc chu đáo. Do đó, mặc dù nhiều người bảo tôi đưa anh về quê, tuy nhiên tôi thấy anh ở đây cũng yên tâm”.

Trong thời gian đến, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội huyện Ia Grai quyết tâm tiếp tục thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Trong đó, tập trung giải quyết chính sách còn tồn đọng sau chiến tranh; đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia tìm kiếm, phát hiện phần mộ liệt sĩ. Bên cạnh đó, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa việc  chăm sóc gia đình chính sách, người có công bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả.

 Minh Thoan

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.