Ia Grai: Hướng đến mục tiêu 900 ha cà phê đặc sản vào năm 2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện "Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030". Đề án đặt mục tiêu xây dựng vùng trồng cà phê vối đặc sản của huyện lên 900 ha vào năm 2030.
Cùng với huyện Chư Prông, Đak Đoa, Ia Grai được chọn triển khai thực hiện “Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030” của tỉnh Gia Lai. Theo đó, mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2021-2025 là xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển và xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản trên địa bàn huyện. Đặc biệt, xây dựng vùng trồng cà phê vối đặc sản của huyện là 450 ha (xã Ia Bă 250 ha, xã Ia Yok 200 ha), với tổng sản lượng 1.125 tấn (trong đó cà phê đặc sản 225 tấn). Giai đoạn 2026-2030, huyện tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cà phê đặc sản tại địa phương, đồng thời phấn đấu mở rộng vùng trồng cà phê vối đặc sản của huyện lên 900 ha.
Huyện Ia Grai đang hướng đến mục tiêu phát triển vùng trồng cà phê đặc sản trên địa bàn lên đến 900 ha vào năm 2030. Ảnh: Minh Nguyễn
Huyện Ia Grai đang hướng đến mục tiêu phát triển vùng trồng cà phê đặc sản trên địa bàn lên đến 900 ha vào năm 2030. Ảnh: Minh Nguyễn
Để việc triển khai thực hiện đề án đạt kết quả, UBND huyện Ia Grai giao Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã tổ chức sản xuất cà phê đặc sản theo chuỗi giá trị. Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn theo phân công, phân cấp, đặc biệt chú trọng đến loại hình kinh doanh giống, thuốc bảo vệ thực vật và giám sát chất lượng đầu vào, đầu ra của sản phẩm cà phê đặc sản.
Đồng thời, giao UBND các xã Ia Bă, Ia Yok tổ chức rà soát, xác định vùng sản xuất cà phê đặc sản Việt Nam ở từng địa bàn thôn, xã đã định hướng phát triển, gắn với việc tổ chức sản xuất cà phê đặc sản theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững; xây dựng, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cà phê đặc sản Việt Nam tập trung, đảm bảo nguyên liệu cà phê có chất lượng tốt nhất phục vụ cho hoạt động chế biến sâu sản phẩm cà phê đặc sản, đáp ứng nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước...
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null