Ia Grai hỗ trợ hợp tác xã phát triển bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Hiện nay, phần lớn hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) hoạt động với quy mô nhỏ lẻ. Trước tình hình đó, huyện đã có nhiều hình thức hỗ trợ phù hợp nhằm giúp các HTX phát triển ổn định, bền vững.

Cuối năm 2019, ông Phạm Văn Vượt (thôn 5, xã Ia Tô) đã phá bỏ hơn 1 ha cà phê già cỗi để trồng 100 cây nhãn. Sau thời gian chăm sóc, năm 2022, ông thu vụ đầu tiên được gần 6 tấn quả. Với giá bán 28-30 ngàn đồng/kg, ông thu về hơn 150 triệu đồng. Vụ vừa rồi, ông thu được hơn 7 tấn, thương lái tìm đến tận vườn mua với giá 30 ngàn đồng/kg. Nhận thấy cây nhãn mang lại thu nhập cao, cách đây hơn 1 năm, ông tiếp tục trồng thêm 300 cây, dự kiến vụ tới sẽ thu được hơn 10 tấn quả.

Theo ông Vượt, cây nhãn mang lại thu nhập cao, song việc mở rộng diện tích cũng khiến ông không khỏi lo lắng về đầu ra. “Là thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô, tôi mong muốn HTX quan tâm tìm giải pháp quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm để người dân có đầu ra ổn định, tạo động lực thu hút các thành viên khác tham gia”-ông Vượt nói.

Ông Phạm Văn Vượt (bìa trái, thôn 5, xã Ia Tô) mong muốn Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô kết nối tiêu thụ sản phẩm ổn định cho các thành viên. Ảnh: Minh Phương

Ông Phạm Văn Vượt (bìa trái, thôn 5, xã Ia Tô) mong muốn Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô kết nối tiêu thụ sản phẩm ổn định cho các thành viên. Ảnh: Minh Phương

Trao đổi với P.V, ông Lê Trung Giang-Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô-cho biết: Trước đây, xã vận động nông dân thành lập Tổ liên kết sản xuất gồm 34 thành viên với gần 70 ha cây ăn quả các loại. Đến cuối năm 2019, HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô được thành lập gồm 101 thành viên với tổng diện tích cây ăn quả lên đến 167 ha. Việc chuyển đổi một số diện tích cây trồng truyền thống sang trồng chôm chôm, sầu riêng, nhãn… bước đầu đã mang lại thu nhập ổn định hơn cho bà con. Trung bình 1 ha chôm chôm giai đoạn kinh doanh cho thu nhập 300-320 triệu đồng, cao gấp 2 lần so với trồng cà phê. Tương tự, 1 ha sầu riêng khi bước vào giai đoạn kinh doanh cho thu nhập 480-500 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với cây cà phê.

“Được Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện hỗ trợ, sản phẩm chôm chôm của HTX đã được đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Chôm chôm Ia Grai-Gia Lai”. Đây là bước đi quan trọng giúp HTX có đầu ra bền vững hơn, nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu”-ông Giang thông tin.

Cùng với việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của các HTX trên địa bàn, huyện Ia Grai cũng đã hỗ trợ xây dựng các mô hình liên kết chuỗi sản xuất-tiêu thụ nông sản bền vững mà địa phương có lợi thế. Đồng thời, địa phương hỗ trợ HTX xây dựng chuỗi giá trị nông sản an toàn, hiệu quả kinh tế cao; thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP.

Bà Nguyễn Thị Thảo-Chủ cơ sở kinh doanh cà phê Thảo Hiên, thành viên HTX Sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Tâm Thành (xã Ia Hrung) cho hay: Cơ sở của bà có 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh, trong đó, 5 sản phẩm đạt 3 sao, 1 sản phẩm đạt 4 sao. “Chúng tôi luôn được các ban, ngành, đoàn thể của huyện tạo điều kiện giúp đỡ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn tất bộ tiêu chí đánh giá OCOP nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở rộng đầu ra cho sản phẩm của các thành viên HTX”-bà Thảo chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Thảo-chủ cơ sở kinh doanh cà phê Thảo Hiên cho biết luôn được các ban ngành đoàn thể của huyện tạo điều kiện giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển sản phẩm. Ảnh: Minh Phương

Chị Nguyễn Thị Thảo-chủ cơ sở kinh doanh cà phê Thảo Hiên cho biết luôn được các ban ngành đoàn thể của huyện tạo điều kiện giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển sản phẩm. Ảnh: Minh Phương

Theo ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai: Toàn huyện có 20 HTX nông nghiệp và 1 Quỹ Tín dụng nhân dân đang hoạt động với 1.871 thành viên. Doanh thu trung bình của các HTX năm 2022 đạt 139,6 tỷ đồng; mỗi HTX lãi bình quân 63 triệu đồng; thu nhập của người lao động làm việc thường xuyên trong HTX khoảng 4 triệu đồng/tháng. Các HTX không ngừng nỗ lực để khắc phục khó khăn, vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Nhiều HTX đã chủ động, linh hoạt trong việc tìm kiếm thị trường, điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh nên phát triển ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

Tuy vậy, sản phẩm của nhiều HTX còn hạn chế về khả năng cạnh tranh; một số HTX mới được thành lập nên còn gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy hiệu quả hoạt động. Mặt khác, các HTX hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu là sản xuất thô, chưa qua chế biến. Nguồn vốn đầu tư của HTX còn hạn chế, chưa tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh; cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm. Do vậy, việc gắn HTX vào các mô hình liên kết với doanh nghiệp đã đáp ứng đầu ra cho sản phẩm, qua đó thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển.

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết thêm: Thời gian tới, huyện kiến nghị tỉnh quan tâm nhân rộng mô hình hỗ trợ cán bộ có trình độ cao về làm việc tại các HTX trên địa bàn. Bên cạnh đó, hỗ trợ vốn vay ưu đãi, phương thức kỹ thuật và tạo điều kiện cho mô hình liên kết sản xuất đạt hiệu quả cao; hướng dẫn và hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hay các mô hình liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần giúp các HTX phát triển ổn định, bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.