Huyện Ia Pa: Chăm lo các gia đình chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tuy là huyện nghèo nhưng những năm qua, huyện Ia Pa rất quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Đó cũng là quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong huyện.

Đẩy mạnh phong trào Đền ơn đáp nghĩa

Huyện Ia Pa hiện có 227 đối tượng có công với cách mạng, trong đó 213 người được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Việc giải quyết chế độ, chính sách cho các đối tượng được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Hàng năm, nhân ngày lễ, Tết cổ truyền, UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu tổ chức thăm hỏi, tặng quà, động viên kịp thời các đối tượng chính sách. Qua đó, động viên họ phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.

 
 Đoàn viên thanh niên huyện Ia Pa sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng. Ảnh: Đ.P
Đoàn viên thanh niên huyện Ia Pa sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng. Ảnh: Đ.P

Công tác chăm sóc sức khỏe cho thân nhân liệt sĩ và người có công được thực hiện chu đáo. Trong 5 năm qua, huyện đã cấp 997 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người có công. Cùng với việc hỗ trợ kinh phí cho thân nhân liệt sĩ và người có công điều dưỡng tại nhà, huyện đã đưa 526 lượt người đi điều dưỡng tại các tỉnh Khánh Hòa và Quảng Nam.

Thực hiện cuộc vận động toàn dân tham gia ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, trong thời gian qua, cán bộ, công chức, viên chức huyện Ia Pa đã đóng góp được hơn 900 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí này kết hợp các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện và cộng đồng doanh nghiệp tài trợ, trong những năm qua, huyện Ia Pa đã xây dựng được 44 nhà tình nghĩa cho người có công trên địa bàn (26 nhà xây mới, 18 nhà sửa chữa); tặng 64 sổ tiết kiệm nghĩa tình cho gia đình chính sách và người có công với cách mạng. Huyện cũng đã quan tâm thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi trong giáo dục cho con gia đình chính sách theo đúng quy định.

Việc giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc cũng được các cấp, các ngành ở Ia Pa quan tâm thực hiện. Dịp 27-7 hàng năm, Huyện Đoàn phối hợp với Phòng Giáo dục-Đào tạo tổ chức cho thanh thiếu nhi đến dọn vệ sinh và thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ tại Đài tưởng niệm liệt sĩ và Nhà bia ghi danh liệt sĩ ở xã Pờ Tó.

Nhờ được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần của toàn xã hội mà đời sống của gia đình chính sách và người có công với cách mạng trên địa bàn huyện ngày càng được cải thiện. Đến nay, có 190 gia đình chính sách và người có công có mức sống trung bình trở lên (chiếm tỷ lệ 84%). Trong đó, nhiều gia đình chính sách, người có công đã trở thành tấm gương sáng về lao động sản xuất, tiêu biểu như các ông: Lê Kim Phụng, Hồ Tá Minh (xã Ia Ma Rơn), Hồ Văn Giỏi, Phạm Văn Nghiêm, Hiao Tgang (xã Ia Tul), Lê Trọng Phương (xã Pờ Tó).

Ông Lê Trọng Phương (65 tuổi, thôn Đê Kun, xã Pờ Tó) là bệnh binh mất 65% sức khỏe đã phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, hăng say lao động sản xuất trở thành điển hình làm kinh tế giỏi của huyện. Sau khi lo cho 3 con trai yên bề gia thất và chia cho mỗi người 10-15 ha đất trồng mía, vợ chồng ông cùng cô con gái út canh tác 10 ha mía còn lại, mỗi năm thu nhập hơn 200 triệu đồng. Ông Phương còn tạo việc làm thường xuyên cho 5-10 lao động đồng bào Bahnar ở địa phương với thu nhập ổn định từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày. “Riêng công chăm sóc và chặt mía mỗi năm vợ chồng tôi và gia đình các con đã tạo việc làm cho người dân và chi trả hơn 700 triệu đồng”-ông Phương cho biết.

Hỗ trợ nhà ở cho người có công


 

Mô hình trang trại mía của bệnh binh Lê Trọng Phương (ở thôn Đe Kun, xã Pờ Tó) mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5-10 lao động ở địa phương. Ảnh: Đ.P
Mô hình trang trại mía của bệnh binh Lê Trọng Phương (ở thôn Đe Kun, xã Pờ Tó) mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5-10 lao động ở địa phương. Ảnh: Đ.P
Ông Ksor Suy-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa: Mặc dù là một huyện nghèo nhưng Ia Pa đã huy động cả hệ thống chính trị, tận dụng các nguồn lực để quan tâm chăm lo gia đình chính sách và người có công với cách mạng. Phong trào đền ơn đáp nghĩa đã khơi dậy, nhân rộng, lan tỏa trong cộng đồng, thể hiện tình cảm, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Nhiều gia đình người có công đã nỗ lực vươn lên, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của địa phương.

Mới đây, chúng tôi có dịp đến thăm một số gia đình chính sách, người có công với cách mạng vừa được hỗ trợ xây mới nhà ở tại huyện Ia Pa. Đứng trước căn nhà kiên cố với diện tích gần 80 m2, bà Trần Thị Bé (76 tuổi, ở thôn Bình Trung, xã Chư Răng) rất phấn khởi. Bà Bé là chị ruột liệt sĩ. Do hoàn cảnh khó khăn nên gần 40 năm rời quê hương Nam Định đi kinh tế mới ở xã Chư Răng, gia đình bà vẫn phải ở trong căn nhà cũ nát. Được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng cùng sự giúp đỡ của họ hàng, bà Bé đã xây dựng căn nhà mới khang trang. Bà Bé vui mừng nói: “Căn nhà cũ của tôi xây đã mấy chục năm rồi, mỗi khi trời mưa là dột tứ bề, nước chảy lênh láng. Giờ xây được nhà mới khang trang, tôi không còn lo lắng mỗi khi có mưa to, gió lớn nữa”.

Cùng chung niềm vui với bà Bé, gia đình bà Hiao HBring (73 tuổi, buôn Bầu, xã Ia Kdăm) cũng vừa được Nhà nước hỗ trợ xây nhà mới. Đây không chỉ là niềm vui của riêng gia đình mà còn là niềm vui chung của chính quyền, họ hàng, buôn làng. Nhiều người tình nguyện đóng góp công sức để căn nhà sớm hoàn thiện. “Gia đình đã cống hiến sức người, sức của cho cách mạng. Được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở, tôi rất phấn khởi”-bà HBring bày tỏ.

Qua rà soát, toàn huyện Ia Pa có 23 gia đình có công với cách mạng gặp khó khăn về nhà ở, trong đó 6 căn nhà có nhu cầu làm mới và 17 căn nhà phải sửa chữa. Để bảo đảm tiến độ, huyện Ia Pa đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình cấp huyện, xã; UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai đến toàn thể phòng, ban, MTTQ và các đoàn thể địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, rà soát đối tượng bảo đảm đúng quy định, đúng đối tượng. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm hướng dẫn các xã những thủ tục hồ sơ liên quan đến công trình và làm đầu mối huy động các ban, ngành, đoàn thể, địa phương vào cuộc đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình. Đồng thời, huyện tổ chức các đoàn cán bộ đến gặp gia đình chính sách có nhu cầu làm nhà mới và sửa chữa nhà ở để bàn bạc, thống nhất phương án xây dựng.

“Ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, huyện và các xã tích cực vận động các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp… đóng góp thêm kinh phí, vật tư, ngày công lao động theo khả năng để việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công đạt hiệu quả cao nhất, bảo đảm  tiêu chuẩn “3 cứng”: nền cứng, khung-tường cứng, mái cứng. Mức hỗ trợ bình quân 50 triệu đồng/nhà xây mới, 20 triệu đồng/nhà sửa chữa”-ông Trần Văn Công-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Ia Pa, nói.

Ông Ksor Suy-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa, khẳng định: “Hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng là quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện. Không chỉ là nhiệm vụ, đây còn là tình cảm, trách nhiệm của toàn xã hội cùng chung tay chăm lo các đối tượng người có công, xoa dịu phần nào đau thương mất mát, cũng như động viên các gia đình nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống”.

Có thể thấy, mỗi căn nhà được khởi công xây dựng mới hoặc sửa chữa đều chứa đựng niềm vui của các gia đình người có công và cộng đồng xã hội. Đó là sự tri ân kịp thời, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, góp phần giúp các gia đình người có công có cuộc sống ngày một tốt hơn.

 Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

Tặng nhiều phần quà cho người nghèo và học sinh khó khăn huyện Chư Sê

Tặng nhiều phần quà cho người nghèo và học sinh khó khăn huyện Chư Sê

(GLO)- Ngày 22-6, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với chùa Mỹ Thạch và nhóm giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP. Hà Nội) và đoàn từ thiện TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường” cho học sinh dân tộc thiểu số và người dân khó khăn.

Những người tiên phong hiến giọt hồng trao đời sự sống

Những người tiên phong hiến giọt hồng trao đời sự sống

(GLO)- Họ là những tấm gương điển hình trong phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN), không quản ngại khó khăn, sẵn sàng hiến giọt máu hồng trao đời sự sống. Những đóng góp của họ góp phần thúc đẩy phong trào HMTN tại tỉnh Gia Lai ngày càng lan tỏa rộng khắp.

Nhóm thiện nguyện Trái tim nhân ái: Cầu nối gắn kết yêu thương

Nhóm thiện nguyện Trái tim nhân ái: Cầu nối gắn kết yêu thương

(GLO)- Thành lập vào tháng 9-2024, nhóm thiện nguyện Trái tim nhân ái (huyện Mang Yang) đã thực hiện được nhiều hoạt động nhân đạo, đặc biệt là giúp đỡ các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Nhóm đã trở thành cầu nối gắn kết yêu thương giữa các nhà hảo tâm với những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Hơn 9,1 tỷ đồng hỗ trợ trong “Tháng Nhân đạo” năm 2025

Gia Lai: Hơn 9,1 tỷ đồng hỗ trợ trong “Tháng Nhân đạo” năm 2025

(GLO)- Hưởng ứng “Tháng Nhân đạo” năm 2025 với chủ đề “Hành trình nhân đạo-lan tỏa yêu thương”, các cấp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ hơn 35.000 lượt người với tổng trị giá hơn 9,1 tỷ đồng, vượt 40% so với chỉ tiêu Trung ương Hội giao.

Chư Sê: Khởi công “Nhà nhân ái” cho nạn nhân chất độc da cam và hộ nghèo

Chư Sê: Khởi công “Nhà nhân ái” cho nạn nhân chất độc da cam và hộ nghèo

(GLO)-Ngày 7-6, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam nhiễm Dioxin Cộng hòa Pháp, Quỹ từ thiện Bông Hồng Nhỏ, Công ty TNHH Phát triển cộng đồng Bảo vệ Tương lai TP. Hồ Chí Minh khởi công 2 căn “Nhà nhân ái” tại làng Ring (xã Hbông).

Tặng 200 suất quà cho người nghèo, khó khăn xã Sró

Tặng 200 suất quà cho người nghèo, khó khăn xã Sró

(GLO)- Ngày 4-6, Hội Chữ thập đỏ huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) phối hợp với đoàn từ thiện Đạo Tràng Tín Tâm Củ Chi (xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh) cùng UBND xã Sró, tổ chức chương trình tặng quà cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn tại địa phương.

Tổ chức chương trình “Gắn kết-yêu thương” tại xã Ia Tiêm

Tổ chức chương trình “Gắn kết-yêu thương” tại xã Ia Tiêm

(GLO)- Chiều 30-5, tại nhà sinh hoạt cộng đồng làng Nú (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với Tổ chức Care (KE) tại Việt nam và Công ty Thực phẩm PepsiCo tổ chức chương trình “Gắn kết-yêu thương” với chủ đề: “Nông nghiệp bền vững-Tái sinh-Bình đẳng giới”.

Gia Lai: Bàn giao dự án xây dựng trường cho em tại xã Ia Lâu

Gia Lai: Bàn giao dự án xây dựng trường cho em

(GLO)- Ngày 27-5, Hội từ thiện Chùa Long Phước (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Công ty TNHH GazeFi TP. Hồ Chí Minh bàn giao dự án xây trường cho em: Công trình lớp mẫu giáo thuộc Trường mẫu giáo Tân Tiến tại xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

null