Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây chanh dây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai) vừa có hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây chanh dây.

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 4.731,4 ha cây chanh dây (trong đó có khoảng 2.669,8 ha trồng thuần và 2.061,6 ha trồng xen). Tính đến ngày 22-5, đã có 86 ha chanh dây bị sâu bệnh gây hại; trong đó, bệnh vi rút gây hại xuất hiện tại huyện Chư Prông, Chư Pưh với diện tích nhiễm 60 ha; ruồi đục quả gây hại tại huyện Chư Prông với diện tích nhiễm 18 ha; bệnh sương mai gây hại tại huyện Đak Đoa với diện tích nhiễm 8 ha.

Nông dân Gia Lai chăm sóc vườn chanh dây. Ảnh: L.H
Nông dân Gia Lai chăm sóc vườn chanh dây. Ảnh: L.H

Để triển các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chanh dây, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân trồng cây chanh dây khẩn trương tập trung triển khai các biện pháp phòng trừ sau:

Áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây chanh dây. Sử dụng cây giống của những cơ sở sản xuất có uy tín, chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan chuyên môn cấp phép. Cây giống trước khi trồng phải đảm bảo chứng nhận sạch vi rút và không nhiễm các nấm bệnh truyền qua đất như Fusarium, Phytophthora,...

Biện pháp canh tác: Thu dọn sạch sẽ cỏ dại, tàn dư thực vật, nhổ bỏ các cây là ký chủ của vi rút và môi giới truyền bệnh như cỏ xuyến chi, bầu bí, dưa chuột, mướp đắng, su su, cà tím, ớt... trên khu vực dự định trồng chanh dây. Trước khi trồng cây phải xử lý đất để diệt trừ mầm sâu, bệnh bằng cách cày sâu 35-40 cm, bừa kỹ 2 lần, nhặt sạch cỏ dại và tàn dư thực vật khác. Xử lý mối, tuyến trùng và các sâu hại dưới đất bằng thuốc bảo vệ thực vật trước khi trồng. Khử trùng đất bằng vôi bột với lượng 0,5 kg/hố trước khi trồng ít nhất 15 - 20 ngày.

Mật độ trồng chanh dây dao động từ 600-800-1.000 cây/ha (6 m x 3 m, 4 m x 3 m, 3 m x 3 m) tùy điều kiện đất đai, khí hậu.

Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm, thu gom và tiêu hủy triệt để các bộ phận của cây bị nhiễm sâu, bệnh hại, loại bỏ và thay thế các cây có biểu hiện của bệnh virus như xoăn, vàng lá và ngọn. Hàng năm, khử trùng vườn bằng vôi bột với lượng 500 kg/ha (chia làm 2 lần), rắc toàn bộ vườn hoặc rắc vào các rãnh thoát nước để khử trùng nguồn bệnh và nâng cao độ pH của đất đảm bảo từ 5,5-7,7.

Sau thu hoạch cắt toàn bộ các cành trên mặt giàn đã cho quả. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Khi chồi mới nhú ra từ 2 - 3 cm cần phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh để bảo vệ các chồi non.

Bảo vệ cây tránh môi giới truyền bệnh virus sau khi trồng bằng cách làm lồng lưới. Sử dụng phân bón theo hướng cân bằng dinh dưỡng, ứng dụng công nghệ sinh học để phòng trừ sâu bệnh; sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước…

Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm sinh học chứa các vi sinh vật đối kháng như nấm Trichoderma, xạ khuẩn Steptomyces, vi khuẩn Bacillus, thảo mộc trừ tuyến trùng chứa các hoạt chất saponin, ankaloid, nấm ký sinh côn trùng Metarhizium... và các vi sinh vật có ích khác để phòng trừ nấm và tuyến trùng gây hại trong đất.

Các chế phẩm sinh học có thể bón kết hợp với các đợt bón phân, hoặc rắc chế phẩm (trong vùng rễ) rồi phủ lớp đất lên. Trong mùa khô có thể hòa chế phẩm sinh học trong nước để tưới. Thời kỳ trước và sau mùa mưa nên sử dụng nấm đối kháng Trichoderma nồng độ 0,5% tưới vào gốc từ 3 - 4 lần/vụ, mỗi lần cách nhau 10 - 15 ngày.

Sử dụng bẫy dính vàng để bắt côn trùng trong vườn, mật độ đặt bẫy từ 15-20 bẫy/ha, treo cách mặt đất 1,2-1,5 m.

Vườn cây chanh dây đầu dòng của Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Diệp
Vườn cây chanh dây đầu dòng của Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Diệp

Biện pháp hoá học: Đối với nhóm bệnh hại do nấm (bệnh đốm nâu, thối thân thối quả, bệnh thối gốc - phình thân, bệnh thán thư): Khi bệnh mới chớm xuất hiện, sử dụng luân phiên thuốc có các hoạt chất như Tebuconazole, Mancozeb, Propineb, Metalaxyl, Dimethomorph, Difenoconazole, Azoxystrobin, Chlorothalonil, Fosetyl Aluminium, Copper oxychloride, Hexaconazole, để phòng trừ. Phun khi cây ra chồi mới hoặc vào đầu mùa mưa, bệnh nặng, cần phun lại lần 2 cách lần 1 khoảng 7 - 10 ngày.

Tưới, sục gốc, hoặc quét các loại thuốc có hoạt chất như Phosphonate, Fosetyl Aluminium, Mancozeb, Metalaxyl... lên các gốc chanh dây chớm bị bệnh thối gốc phình thân và các cây xung quanh 1 - 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

Đối với nhóm bệnh vi rút và côn trùng môi giới (rệp muội, bọ phấn, bọ trĩ): Treo bẫy dính vàng để dự tính dự báo sớm sự xuất hiện của các môi giới truyền vi rút, thường xuyên kiểm tra vườn để phòng trừ kịp thời. Trùm lưới là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cây con khỏi các côn trùng gây hại, đặc biệt là các môi giới truyền vi rút từ khi mới trồng tới khi cây chuẩn bị lên giàn. Chỉ tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất: Spirotetramat, Abamectin, Emamectin benzoate để phòng trừ môi giới truyền virus ngay sau khi tháo bỏ lưới.

Nếu không trùm lưới bảo vệ cây trước khi trồng, phải phun phòng trừ các môi giới truyền vi rút như rầy, rệp, bọ phấn và côn trùng khác ngay sau khi trồng cây bằng thuốc có chứa các hoạt chất: Spirotetramat, Abamectin, Emamectin benzoate, Matrine... Sau đó có thể sử dụng các thuốc trên để phòng trừ khi điều tra thấy các côn trùng môi giới gây hại trong vườn.

Sau các đợt cắt tỉa khi cây bắt đầu ra lộc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất: Abamectin, Azadirachtin, Emamectin benzoate để phun phòng trừ côn trùng gây hại.

Đối với các loại nhện hại: Sử dụng luân phiên các thuốc có chứa hoạt chất như Abamectin Abamectin+Petroleum oil 39,7%,propargite, dầu khoáng,... phun ướt đều bề mặt lá và các bộ phận khác trên cây. Sau 3 - 5 ngày nếu thấy vẫn còn nhện cần phun nhắc lại lần 2.

Đối với ruồi đục quả: Dùng bẫy dính màu vàng hoặc bẫy dẫn dụ có hoạt chất Methyl Eugenol treo bên ngoài vườn, để dự báo sự xuất hiện của ruồi. Khi có ruồi vào bẫy, phun bã protein (Ento-Protein 150 DD). Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên phun bã protein đồng loạt trên diện rộng để tăng hiệu quả diệt ruồi.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.