Hội thảo truyền thông về bệnh không lây nhiễm, giảm ăn muối và Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 19-3, tại Khách sạn Tre Xanh (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và Sở Y tế tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo truyền thông về bệnh không lây nhiễm, giảm ăn muối và Covid-19.  
Dự hội thảo có tiến sĩ Ngô Thị Hải Vân-Phó Trưởng khoa Sức khỏe nghề nghiệp, bệnh không lây nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên); ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai cùng đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và gần 100 đại biểu đại diện các trường học có tổ chức bán trú, nhà hàng, khách sạn, các đơn vị doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai nhấn mạnh: Muối là một loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tuy nhiên việc ăn quá nhiều muối sẽ gây nhiều tác hại đối với sức khỏe. Việc giảm muối sẽ giúp phòng-chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, bệnh không lây nhiễm gồm một số bệnh chủ yếu như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, rối loại tâm thần…Đây là bệnh không lây truyền từ người này sang người khác, mạn tính, phát triển và tiến triển chậm, hầu như không chữa khỏi. Bệnh không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng và là gánh nặng cho gia đình, xã hội, gây tổn thất lớn tới sức khỏe và kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, khi đại dịch Covid-19 diễn ra, những bệnh nhân có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo dường, tim mạch…nếu mắc Covid-19 thì nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy cần có sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng-chống bệnh không lây nhiễm. Ngoài ra, mọi người dân cần thực hiện khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới về giảm tiêu thụ muối xuống dưới 5 gram/ngày sẽ cứu sống 2,5 triệu người mỗi năm trên toàn cầu và giảm các bệnh không lây nhiễm. 
Hội thảo truyền thông về bệnh không lây nhiễm, giảm ăn muối và Covid-19 (GLO)- Chiều 19-3, tại Khách sạn Tre Xanh (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và Sở Y tế tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo truyền thông về bệnh không lây nhiễm, giảm ăn muối và Covid-19. Dự hội thảo có tiến sĩ Ngô Thị Hải Vân-Phó Trưởng khoa Sức khỏe nghề nghiệp, bệnh không lây nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên); ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai cùng đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và gần 100 đại biểu đại diện các trường học có tổ chức bán trú, nhà hàng, khách sạn, các đơn vị doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể. Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai nhấn mạnh: Muối là một loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tuy nhiên việc ăn quá nhiều muối sẽ gây nhiều tác hại đối với sức khỏe. Việc giảm muối sẽ giúp phòng-chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, bệnh không lây nhiễm gồm một số bệnh chủ yếu như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, rối loại tâm thần…Đây là bệnh không lây truyền từ người này sang người khác, mạn tính, phát triển và tiến triển chậm, hầu như không chữa khỏi. Bệnh không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng và là gánh nặng cho gia đình, xã hội, gây tổn thất lớn tới sức khỏe và kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, khi đại dịch Covid-19 diễn ra, những bệnh nhân có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo dường, tim mạch…nếu mắc Covid-19 thì nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy cần có sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng-chống bệnh không lây nhiễm. Ngoài ra, mọi người dân cần thực hiện khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới về giảm tiêu thụ muối xuống dưới 5 gram/ngày sẽ cứu sống 2,5 triệu người mỗi năm trên toàn cầu và giảm các bệnh không lây nhiễm. Tại hội thảo, tiến sĩ Ngô Thị Hải Vân-Phó Trưởng khoa Sức khỏe nghề nghiệp, bệnh không lây nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên) đã trình bày chuyên đề: Giới thiệu về gánh nặng của bệnh không lây nhiễm, giải pháp phòng-chống và trách nhiệm các bên liên quan. Các đại biểu cũng được hướng dẫn, lời khuyên về thực hành giảm muối trong lựa chọn thực phẩm, chế biến và nấu ăn tại gia đình; phòng-chống bệnh không lây nhiễm trong đại dịch Covid-19. Hội thảo cũng dành nhiều thời gian chia sẻ, thảo luận về việc thực hành giảm muối trong các bữa ăn hàng ngày; vấn đề phòng-chống bệnh không lây nhiễm trong tình hình hiện nay; những khó khăn, thách thức trong việc triển khai và kinh nghiệm để đạt hiệu quả trong triển khai các hoạt động phòng-chống bệnh không lây nhiễm tại tỉnh Gia Lai. NHƯ NGUYỆN Ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Như Nguyện Tiến sĩ Ngô Thị Hải Vân-Phó Trưởng khoa Sức khỏe nghề nghiệp, bệnh không lây nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên) trình bày chuyên đề tại hội thảo. Ảnh: Như Nguyện
Ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Như Nguyện
Tại hội thảo, tiến sĩ Ngô Thị Hải Vân-Phó Trưởng khoa Sức khỏe nghề nghiệp, bệnh không lây nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên) đã trình bày chuyên đề: Giới thiệu về gánh nặng của bệnh không lây nhiễm, giải pháp phòng-chống và trách nhiệm các bên liên quan. Các đại biểu cũng được hướng dẫn, lời khuyên về thực hành giảm muối trong lựa chọn thực phẩm, chế biến và nấu ăn tại gia đình; phòng-chống bệnh không lây nhiễm trong đại dịch Covid-19.
Hội thảo cũng dành nhiều thời gian chia sẻ, thảo luận về việc thực hành giảm muối trong các bữa ăn hàng ngày; vấn đề phòng-chống bệnh không lây nhiễm trong tình hình hiện nay; những khó khăn, thách thức trong việc triển khai và kinh nghiệm để đạt hiệu quả trong triển khai các hoạt động phòng-chống bệnh không lây nhiễm tại tỉnh Gia Lai.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.