Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai giám sát Sở Y tế về đấu thầu, cung ứng thuốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 

Chiều 6-8, đoàn giám sát do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai, Trưởng đoàn đã có buổi giám sát về “Việc đấu thầu, cung ứng thuốc thuộc danh mục được quỹ BHYT thanh toán của các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2021-2024” đối với Sở Y tế.

Tham gia đoàn còn có các đồng chí: Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Phó Trưởng đoàn giám sát, Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn giám sát và đại diện lãnh đạo các phòng, ban HĐND tỉnh, các sở, ngành thuộc thành phần đoàn giám sát.

Bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát kết luận buổi làm việc. Ảnh: Như Nguyện.
Bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát kết luận buổi làm việc. Ảnh: Như Nguyện.

Theo báo cáo của Sở Y tế, qua các năm, việc tổ chức đấu thầu thuốc tập trung cấp địa phương tiến hành cơ bản thuận lợi, có kết quả đúng niên độ đấu thầu theo giai đoạn 2021-2022 và 2023-2024, cơ bản đảm bảo cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trên địa bàn.

Tuy nhiên, khó khăn là hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa có đơn vị đấu thầu thuốc tập trung cấp địa phương chuyên nghiệp, do đó UBND tỉnh giao cho một đơn vị làm nhiệm vụ này là Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sở Y tế trưng tập các dược sĩ, bác sĩ, kế toán và các vị trí liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế trên địa bàn để thành lập Tổ chuyên gia và Tổ thẩm định làm công tác xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu cũng như công tác thẩm định.

Do đây là nhiệm vụ kiêm nhiệm nên gặp khó khăn trong triển khai công tác đấu thầu thuốc như: vừa thực hiện nhiệm vụ đấu thầu vừa phải đảm bảo công tác khám chữa bệnh, nhân sự không chuyên sâu lĩnh vực này, thời gian thực hiện công tác đấu thầu thuốc thường kéo dài, mất 6 tháng từ giai đoạn xây dựng danh mục đến giai đoạn công bố kết quả lựa chọn nhà thầu. Một số nhóm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, một số thuốc cấp cứu, thuốc chuyên khoa đặc trị không có nhà thầu tham dự, qua các giai đoạn đấu thầu tập trung đều không có kết quả trúng thầu.

Ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Như Nguyện

Ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Như Nguyện

Tại buổi giám sát, các thành viên trong đoàn giám sát đã có các ý kiến, thảo luận, làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong vấn đề cung ứng, đấu thầu thuốc. Các ý kiến thảo luận đã được Sở Y tế trả lời cụ thể.

Kết luận buổi giám sát, bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát cho biết: Trước đó, đoàn giám sát đã tiến hành giám sát trực tiếp tại 12 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố và 5 bệnh viện tuyến tỉnh. Qua đó, đoàn đã đánh giá một số kết quả đạt được và làm rõ những vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách trong quá trình triển khai thực hiện đấu thầu, cung ứng thuốc, từ đó kiến nghị, đề xuất các cấp xem xét tháo gỡ khó khăn.

Qua buổi giám sát, đề nghị Sở Y tế bổ sung báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện đấu thầu, cung ứng thuốc; rà soát và bổ sung phần kiến nghị. Sở Y tế cần tổ chức tập huấn, quán triệt, hướng dẫn cho các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh các quy định mới liên quan đến công tác đấu thầu thuốc.

Bên cạnh đó, Sở Y tế lưu ý các đơn vị đấu thầu tập trung và kiểm soát việc cung ứng thuốc, nhất là đối với các loại thuốc giải độc tại các trung tâm y tế để kịp thời cấp cứu cho bệnh nhân vùng sâu, vùng xa. Đối với danh mục thuốc xây dựng đấu thầu, Sở cần quan tâm đến các đối tượng bệnh lao, nhi, tâm thần;…thường xuyên theo dõi tình hình cung ứng của các nhà thầu để đánh giá năng lực nhà thầu, đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời cho các cơ sở y tế công lập.

Chiều 6-8, đoàn giám sát của thường trực HĐND tỉnh về “Việc đấu thầu, cung ứng thuốc thuộc danh mục được quỹ BHYT thanh toán của các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2021-2024” đã có buổi giám sát đối với Sở Y tế. Ảnh: Như Nguyện

Chiều 6-8, đoàn giám sát của thường trực HĐND tỉnh về “Việc đấu thầu, cung ứng thuốc thuộc danh mục được quỹ BHYT thanh toán của các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2021-2024” đã có buổi giám sát đối với Sở Y tế. Ảnh: Như Nguyện

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị Sở Y tế sớm tổ chức tuyển dụng viên chức năm 2024 để bổ sung đủ chỉ tiêu biên chế cho các trung tâm y tế còn thiếu. Đồng thời, Sở rà soát, kiện toàn các chức danh lãnh đạo tại cơ sở y tế công lập để đảm bảo đủ nhân lực trong quản lý, điều hành công tác khám chữa bệnh cho người dân. Sở Y tế nghiên cứu việc hỗ trợ chi phí đối với các viên chức mà sở trưng tập cho công tác đấu thầu tập trung cấp địa phương.

Đối với Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị theo Điều 32 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) quy định, tổ chức BHYT có trách nhiệm tạm ứng kinh phí hàng quý cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT tối thiểu bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT thực tế của quý trước đã được quyết toán và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT, tổ chức BHYT có trách nhiệm xem xét và thông báo kết quả quyết toán chi phí.

Tuy nhiên việc thanh quyết toán 20% còn lại của quý IV phải chờ đến tháng 10 năm sau mới được quyết toán nên các cơ sở gặp khó khăn, đề nghị Bảo hiểm Xã hội nghiên cứu thực hiện quyết toán kinh phí quý IV theo Điều 32 Luật BHYT.

Bảo hiểm Xã hội tỉnh nghiên cứu hỗ trợ kinh phí chi trả cho việc trưng tập nhân lực từ các cơ sở y tế làm công tác đấu thầu thuốc để giảm gánh nặng chi thường xuyên cho các cơ sở y tế công lập. Bên cạnh đó, đơn vị phối hợp với Sở Y tế trong thanh quyết toán BHYT, kịp thời tháo gỡ khó khăn các vấn đề trong thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo lên cấp trên kịp thời tháo gỡ.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.