Hội An, rơi một nốt trầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đứng bần thần bên con dốc nho nhỏ ngược lên chùa Cầu cứ nghĩ vẩn vơ mãi. Lòng thiết tha mong đây chỉ là một nốt trầm hiếm hoi buồn bã vọng lên từ một nơi chốn quyến rũ như Hội An - một nốt trầm rời và ngắn ngủi.



Một buổi chiều trước ngày "stay home - ai ở yên đấy", giữa mùa dịch, tranh thủ chạy xe máy rảo một vòng quanh khu phố cũ Hội An. Cảm giác thật lạ như đang rơi vào một Hội An nào khác - lạ và khó hiểu, khó nhận ra sự thay đổi vô cùng đột ngột.

Không còn cảnh xe cộ dập dìu hay cảnh người chen vai thích cánh chụp hình nữa. Tất cả trống trơn như gặp một bước hẫng hụt, bước nhầm vào khoảng không. Những quầy bán vé, những chốt kiểm tra du khách đã được dỡ đi. Những điểm tham quan nổi tiếng đã kín cổng then cài. Các cửa hàng khép kín cửa, thi thoảng mới chợt hiện ra một cửa hiệu cửa còn khép hờ nhưng có vẻ chỉ dành cho chủ tiệm. Vài chiếc xe máy ai đó đang chạy loăng quăng trên đường. Vài bạn trẻ tranh thủ thành phố vắng vẻ để chụp ảnh. Tha hồ chọn các góc chụp mà chẳng sợ vướng người.

Bất ngờ gặp anh bạn trẻ, là nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng đang săn ảnh trên một góc phố đầy nắng. Đường phố Hội An như trở lại mấy chục năm về trước - thời có tên gọi "thành phố dưỡng già". À không phải, như là Hội An của hơn trăm năm trước. Mà cũng không phải, là Hội An của đêm giao thừa xưa xa nào đó. Một Hội An thật khác. Vắng. Buồn. Trống trải. Lạ. Khó hiểu… Rất hy hữu khi bắt gặp cảnh ông già chủ nhân của một bảo tàng nổi tiếng về Hội An đang thong thả ngồi hóng mát trước hiên nhà. Thêm một ông già nữa - chắc là bạn của chủ. Xa một chút, nơi ngã tư trung tâm thành phố, một cặp đôi trẻ đang mải miết chụp ảnh. Có vẻ như họ chẳng thèm vội. Tôi chờ mãi, để tránh bóng người hòng chọn để chụp ảnh một cảnh phố vắng cũng phải chờ rất lâu. Tôi loanh quanh với "các tên tuổi" một thời của Hội An xa xưa. Như chưa có gì thay đổi. Nhà Tấn Ký, hiệu La Thiên Thái, tiệm ảnh Vĩnh Tân, nhà Triều Phát, hiệu sách Bình Minh… Rồi bến đò Bạch Đằng, giếng chợ, chùa Cầu, chùa Phước Kiến, chùa Ông … Vắng đến rợn. Như vừa trải qua một mùa dịch nào đó trong các tác phẩm văn học chứ không phải đang chờ những biến đổi quái dị của một mùa dịch lạ, đến cái tên cũng phải thay đổi nhiều lần mà cơ hồ chưa chắc đã ổn, đang chập chờn đâu đó.


 

Một góc phố vắng của Hội An trong mùa dịch Covid-19
Một góc phố vắng của Hội An trong mùa dịch Covid-19



Sông Hoài ngày nào dập dìu du thuyền chen lẫn bao nhiêu ghe chèo, trôi mải miết, bây giờ chỉ còn những mái chiếc ghe nhỏ nhắn nằm gác mũi lên mép bờ trông thật buồn. Trên cây cầu nhỏ bắc ngang sông nối khu phố cũ với khu chợ đêm chỉ có hai cô học trò trung học trong chiếc áo dài trắng muốt đang mải miết chụp ảnh cho nhau, những shot ảnh độc đáo có lẽ chẳng bao giờ lặp lại trong đời hai cô bé. Bỗng nhớ tên một cuốn sách của anh bạn trẻ quê gốc nơi này: "Đừng hôn ở Hội An", truyện ngắn và tạp văn của Đinh Lê Vũ. Nhưng hình như người ta bảo đừng hôn vì… "chuyện khác", không phải vì đang mùa dịch. Bây giờ chắc có người bảo phải đọc sách theo một kiểu khác!

Đứng bần thần bên con dốc nho nhỏ ngược lên chùa Cầu cứ nghĩ vẩn vơ mãi. Lòng thiết tha mong đây chỉ là một nốt trầm hiếm hoi buồn bã vọng lên từ một nơi chốn quyến rũ như Hội An. Một nốt trầm rời và ngắn ngủi...

Chỉ là một nốt trầm thôi. Ở Hội An.


 


Dù sao bóng dáng hai chiếc áo dài trắng trong ánh chiều đang hắt lên trên mặt nước những tia nắng màu vàng óng ánh cũng tạo nên chút sinh khí cho một ngày sắp trôi qua của Hội An, điểm đến từng nhiều lần được thế giới vinh danh.



Theo LÊ TRÂM (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.