Học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị K73.B16 nghiên cứu thực tế tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 14-9, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai có buổi làm việc với đoàn học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị K73.B16 (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đi nghiên cứu thực tế tại Gia Lai.

Dự buổi làm việc có ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan. Về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có Tiến sĩ Lương Huyền Thanh-Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, trưởng đoàn và 56 học viên.

Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thông tin công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh Gia Lai tại buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thông tin công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh Gia Lai tại buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tại buổi làm việc, giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thông tin về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai gắn với phát triển kinh tế, du lịch bền vững của địa phương. Người Bahnar, Jrai là 2 dân tộc bản địa lớn nhất Gia Lai, có di sản văn hóa vô cùng kỳ vĩ. Trong đó, Không gian văn hoá cồng chiêng được UNESSCO ghi danh năm 2005 là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tỉnh Gia Lai còn có hệ thống di tích lịch sử-văn hoá lâu đời, được xếp hạng ở nhiều cấp độ. Toàn tỉnh hiện có 38 di tích/cụm di tích đã được xếp hạng, gồm 1 di tích khảo cổ và 1 quần thể với 9 cụm di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia đặc biệt, 7 di tích xếp hạng quốc gia và 21 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trong số đó có 35 di tích/cụm di tích thuộc loại hình di tích lịch sử cách mạng.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Gia Lai đã triển khai nhiều biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, gắn với phát triển du lịch bền vững; tổ chức phục dựng các lễ hội truyền thống của dân tộc Jrai, Bahnar như lễ bỏ mả, mừng lúa mới… tổ chức ngày hội văn hóa, ngày hội thể thao các dân tộc thiểu số của tỉnh hàng năm để khuyến khích cộng đồng gìn giữ các giá trị di sản. Sự kiện “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tổ chức vào tối thứ bảy hàng tuần trong gần 2 năm qua, hay “Sắc màu văn hóa tỉnh Gia Lai” sẽ tổ chức vào ngày chủ nhật hàng tuần tại Bảo tàng tỉnh, bắt đầu từ cuối tháng 9 tới là hoạt động bảo tồn văn hóa gắn phát triển du lịch bền vững.

Tỉnh cũng có nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa của các dân tộc. Từ đầu năm đến nay, Gia Lai đã có 2 đoàn nghệ nhân Jrai được mời đi biểu diễn nghệ thuật dân gian tại nước ngoài, đây là cầu nối giới thiệu văn hóa các dân tộc Gia Lai đến với bạn bè quốc tế. Tỉnh Gia Lai có nhiều chính sách, chiến lược đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hoá đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026; Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030; Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025…

Đoàn học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị K73.B16, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tặng quà lưu niệm tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đoàn học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị K73.B16, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tặng quà lưu niệm tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tại buổi làm việc, các học viên đã đặt một số câu hỏi để cùng nhau trao đổi về chính sách cho các nghệ nhân; công tác xã hội hóa trong công tác bảo tồn; quảng bá văn hóa và thu hút các nhà đầu tư trên lĩnh vực văn hóa để phát triển du lịch; chính sách marketing văn hóa, truyền thông văn hóa, giáo dục văn hóa trong giai đoạn hiện nay…

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Phố núi mùa hoa

Phố núi mùa hoa

(GLO)- Đến với Pleiku vào những ngày đầu tháng 5, phố phường như khoác lên mình sự yêu kiều, dịu ngọt, không kém phần rực rỡ, nồng nàn của nhiều loài hoa đang cùng nhau khoe sắc.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.