Trong 2 tháng, Ngô Nguyễn Thiên An lần lượt đạt được mức điểm gần tuyệt đối ở các bài thi quan trọng dùng để tuyển sinh, trong đó kỹ năng nói IELTS đạt kết quả tối đa.
Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Học trò sáng tác truyện tranh phòng-chống bạo lực học đường; Công an TP. Pleiku phát hiện 191 trường hợp xe ô tô khách vi phạm an toàn giao thông; Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm giám đốc Trung tâm Y tế Pleiku qua các thời kỳ…
15 năm giữ cương vị Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng (xã An Thành, huyện Đak Pơ), anh Trương Công Hương (SN 1984) không ngừng sáng tạo để mang đến những điều mới lạ, giúp học trò có một thế giới tuổi thơ đa sắc màu. Anh vừa được Hội đồng Đội Trung ương xét chọn trao giải thưởng “Cánh én hồng” tiêu biểu toàn quốc năm 2023.
Chuyện thầy trò (Nhã Nam và NXB Phụ nữ Việt Nam, ảnh) là những dòng tâm sự đầy ắp tình cảm, đưa người đọc đến với những câu chuyện đầy xúc động mà những người thầy, người cô đã dành cho học trò.
(GLO)- Không ít người Việt biết và thuộc nhiều đoạn, thậm chí yêu đến mê đắm truyện ngắn đẹp như một bức tranh “Tôi đi học“ của nhà văn Thanh Tịnh. Vì sao tác phẩm được công bố từ năm 1941 lại chiếm trọn cảm tình của độc giả ngày nay như vậy?
(GLO)- Người ta thường nói: Hạnh phúc là có một việc gì đó để làm, có một người nào đó để yêu thương và có một điều gì đó để mong đợi. Với tôi, được sống, được trải nghiệm, tận hưởng những gì quanh ta, đó chính là hạnh phúc. Trong những nẻo đường dẫn lối tới niềm hạnh phúc, từ lâu, tôi đã thấy cuộc sống của mình thật vui và ý nghĩa khi gắn bó với nghề dạy học, với các cô cậu học trò của mình!
(GLO)- Đối với tôi, thầy-cô giáo chính là người truyền cảm hứng. Không phải ngẫu nhiên mà William A. Warrd-nhà giáo dục lỗi lạc của nước Mỹ thế kỷ XX lại cho rằng: “Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng“.
Thuần nằm vật ra giữa bãi bùn lầy, bên cạnh chiếc xe Win cũng đã được nhuộm đỏ bùn y như chủ. Thuần nhìn lên bầu trời cười ha hả, cảm giác này Thuần chỉ có được khi đến nơi đây. Đồng nghiệp cũng đang ì ạch phía sau, nhích từng bước trên con đường nhầy nhụa, bùn đất ken cứng vào bánh xe.
(GLO)- Mỗi buổi sáng thức dậy, nhìn màn sương trắng đục phủ lên hàng cây xanh xa xa ở công viên phía trước nhà, tôi biết một ngày mới đã đến, thêm một ngày nữa đã lùi vào ký ức. Cứ như vậy, ký ức mỗi ngày một dày thêm, lưu lại những dấu ấn của thời gian với những màu sắc khác nhau.
(GLO)- Không chỉ có thành tích trong học tập và rèn luyện, em Trần Lê Uyển Nhi-học sinh Trường THCS Trần Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) còn được xướng tên ở giải thưởng Cây bút triển vọng tại Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 (năm 2020) và lần thứ 50 (năm 2021).
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong đã ký quyết định khen thưởng đột xuất thầy giáo Võ Văn Cư, giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Bình Thuận), vì đã có thành tích xuất sắc, đột xuất trong việc cứu người bị tai nạn giao thông.
(GLO)- “Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao, bước lặng trên con đường vắng năm nao, chỉ còn tiếng ve sôi ồn ào…“, những ca từ của bài hát “Thời hoa đỏ“ bất chợt ngân lên khi tôi đứng lặng dưới tán cây trong ngày ươm nắng.
(GLO)- Nhớ ngày đầu tiên đi học, tôi được mẹ đưa đến lớp cùng với các bạn trong xóm. Chúng tôi vẫn gọi nhau bằng tên ở nhà là Rô, Bin, Còi, Mít… rụt rè đứng nấp sau lưng mẹ, vẻ mặt đứa nào cũng lo lắng, thi thoảng len lén nhìn người phụ nữ đeo kính cận, mặc chiếc áo sơ mi trắng, tóc thắt bím dài đến nửa lưng đang ngồi đối diện vừa hỏi chuyện mẹ vừa ghi chép. Sau đó, mẹ quay sang kéo tay bảo tôi: “Chào cô đi con“, rồi mẹ ra về, không quên nói với cô giáo: “Em giao cháu cho cô, cháu không nghe lời cô cứ chỉ dạy“.
(GLO)- Không phải những bài học trong trang sách, có khi là những bài học về niềm tin từ tấm lòng thầy cô trao tặng, sẽ là những hạt giống tâm hồn khích lệ, là hành trang quý báu nhất để học trò trưởng thành, mang theo trong cuộc sống này.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã lắng nghe chia sẻ, ghi nhận những vất vả, hy sinh của các thầy, cô giáo tiêu biểu, luôn nỗ lực vì sự nghiệp “trồng người“.
(GLO)- Sớm chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, ước mơ đến trường của nhiều em nhỏ ở Gia Lai tưởng chừng khép lại. Nhưng với chí hướng lấy con chữ làm ánh sáng cuộc đời cùng tình thương của những tấm lòng thơm thảo, các em đã được “tiếp sức đến trường“.
Khi đứng nói trước một đám đông và được đám đông ấy lắng nghe, ta dễ có ảo tưởng mình là người có quyền lực, đặc biệt khi đám đông đó là những người nhỏ tuổi hoặc yếu thế hơn ta.
Cô giáo Trần Thị Cư có lý do để chọn điểm trường xa nhất nằm trên đỉnh trời Ngọc Linh (Quảng Nam) gieo chữ và chịu khó xin từng bữa ăn có thịt cho học trò, kêu gọi kinh phí xây trường.
(GLO)- “Cô giáo như mẹ hiền“ là một trong những câu thành ngữ ví von sâu sắc mối quan hệ của cô-trò trong hoạt động tương tác dạy học. Nhà giáo không chỉ truyền bá tri thức trong sách vở, chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò sải cánh vươn xa mà còn đóng vai trò là “mẹ“, là đấng sinh thành để nuôi dưỡng những đứa con bằng tình yêu vô bờ bến.
Năm nào, trước thềm năm học mới, người ta cũng nói nhiều tới nghề giáo quá! Chẳng biết theo thời gian, cảm xúc rơi rớt bao nhiêu, mà sao mình lại thế này: không buồn, không vui.