Emagazine

E-magazine “Cánh én hồng” vun đắp ước mơ cho học trò

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Vào lúc 16 giờ các ngày thứ tư và thứ sáu hàng tuần, sân trường Tiểu học và THCS Kim Đồng trở nên rộn ràng bởi những tiếng hô đồng thanh, rõ ràng trong giờ tập võ của các em học sinh. Hơn 60 võ sinh xếp hàng ngay ngắn, chăm chú nhìn từng động tác dứt khoát, mạnh mẽ của thầy để tập theo. Sau khi hướng dẫn, thầy Hương đi từng hàng, uốn nắn điều chỉnh động tác cho từng võ sinh một.

9 năm qua, lớp học võ miễn phí luôn rộn rã tiếng cười, được đông đảo phụ huynh hết lòng ủng hộ. Sau những giờ học căng thẳng, các em học sinh lại được thầy Hương ân cần dạy võ miễn phí. Em Đinh Gia Nguyên (lớp 7A) bày tỏ: “Em rất thích học võ để rèn luyện sức khỏe và sự kiên nhẫn. Chúng em theo học lớp võ của thầy Hương rất đều đặn”.

Đầu mỗi năm học, Liên Đội trích kinh phí mua 50 con gà giống, làm chuồng ở góc sân trường để tiện chăm sóc. Thầy Hương chọn mua gà có nguồn gốc, sau đó tiêm vắc xin đầy đủ rồi giao cho học sinh chăm sóc. Khi gà lớn, một phần sẽ được bán gây quỹ Liên Đội, một phần dành để các em liên hoan cuối mỗi học kỳ. Mô hình “Đàn gà của em” đã góp phần lan tỏa ý nghĩa phong trào “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, vừa giúp Liên Đội chủ động nguồn quỹ, vừa giúp các em biết quý trọng công sức lao động.

Bên cạnh đó, Liên Đội Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng còn triển khai mô hình “Vườn rau em chăm”. Các chi đội thay nhau chăm sóc để có rau sạch trong bữa ăn bán trú của trường, còn dư thì bán cho thầy-cô giáo để gây quỹ giúp bạn đến trường. Bằng mối quan hệ sẵn có, thầy Hương đã kết nối với các Mạnh Thường Quân hỗ trợ gạo, sinh kế, quần áo, đồ dùng học tập… cho các em học sinh. Em Đinh Thị Chăng (lớp 6B) chia sẻ: “Thầy Hương rất gần gũi, thường xuyên tặng sách vở, áo quần và động viên em trong học tập. Em rất yêu quý thầy và hứa cố gắng học tập thật tốt”.

Nhìn các em học sinh chăm ngoan, lễ phép nên không khó để nhận ra tình cảm các em dành cho thầy Hương. Chia sẻ bí quyết chiếm được lòng tin của học trò, anh Hương cho rằng: “Muốn đưa phong trào Đội đi lên, trước hết phải thu hút được đông đảo học sinh, đội viên tham gia. Không chỉ là một người thầy, tôi còn luôn luôn lắng nghe, tâm sự để trở thành người anh, người bạn thân thiết của các em. Muốn làm được điều đó thì cần có tình yêu thương, sự gắn bó với học trò”.

“Công tác Đội thường gắn với các phong trào, hoạt động văn hóa-văn nghệ. Các cô giáo thường hát hay, múa giỏi nên sẽ thuận lợi hơn. Vậy thầy có gặp những khó khăn nào không?”-tôi hỏi.

Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng có 452 học sinh, hơn 89% là học sinh dân tộc thiểu số. Thông thường, các em học sinh dân tộc thiểu số hay nhút nhát. Vì vậy, anh Hương thường thông qua trò chơi, các hoạt động tập thể để giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn. Những buổi sinh hoạt Đội không rập khuôn, khô khan theo kiểu báo cáo, phát biểu mà đổi mới hình thức tổ chức thông qua các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm gắn với chủ đề của tháng. Sự tận tâm của thầy Hương làm cho các em đội viên thi đua sôi nổi với những hoạt động tập thể. Em Nông Nguyễn Diệu Thảo-Lớp trưởng lớp 5B-cho biết: “Thông qua các hoạt động, phong trào Đội, các bạn có sân chơi lành mạnh, bổ ích. Em cũng có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân, tự tin và mạnh dạn trong điều hành các hoạt động tập thể”.

Ngoài làm tốt vai trò Tổng phụ trách Đội, thầy Hương còn góp công lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường.

Thầy Bùi Thanh Nhàn-Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng-cho biết: “Thầy Trương Công Hương luôn có những sáng kiến, mô hình hay trong việc hỗ trợ học sinh khó khăn, giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. Những hoạt động thiết thực, gần gũi của thầy Hương đã góp phần chắp cánh ước mơ cho các em học sinh, góp phần cùng nhà trường duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục”.

Anh Hương tốt nghiệp ngành Sử-Công tác Đội, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai năm 2008. Sau đó, anh về công tác tại Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng cho đến nay. Nhớ lại những ngày đầu mới bén duyên với nghề, anh Hương tâm sự: “An Thành là xã khó khăn, đông học sinh người dân tộc thiểu số. Đây cũng chính là thách thức không nhỏ đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi của nhà trường. Mình phải hiểu được học sinh, tâm lý lứa tuổi, những mong muốn, nguyện vọng của các em để lên kế hoạch tổ chức các hoạt động phù hợp”.

Học sinh Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng luôn dành tình cảm yêu thương cho thầy Hương. Ảnh: Phan Lài

Học sinh Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng luôn dành tình cảm yêu thương cho thầy Hương.

Ảnh: Phan Lài

Đảm nhận vai trò Tổng phụ trách Đội, với anh Hương, việc đi sớm về khuya, thậm chí cả ngày thứ bảy, chủ nhật là chuyện thường tình. Càng gắn bó, anh Hương càng dành nhiều tâm huyết và tình cảm cho công tác Đội cũng như các em học sinh. May mắn là anh Hương có vợ cũng làm Tổng phụ trách Đội tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (thị trấn Đak Pơ) nên hiểu rõ và cảm thông với công việc của chồng.

“Tôi có được kết quả như ngày hôm nay chính là nhờ sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, đồng nghiệp và các em học sinh thân yêu của mình. Tôi rất vui khi nhận được sự yêu thương, tôn trọng của học trò. Giải thưởng “Cánh én hồng” là động lực để tôi tiếp tục cống hiến và gắn bó với công việc”-thầy Hương bày tỏ.

Trò chuyện cùng P.V, anh Trần Vi Tình-Bí thư Huyện Đoàn Đak Pơ-khẳng định: “Anh Trương Công Hương có nhiều kinh nghiệm trong công tác Đội, tích cực tham gia các trại huấn luyện Kim Đồng, các chương trình tập huấn do Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Tinh thần ham học hỏi, hết lòng vì học sinh của anh đã giúp phong trào của Liên Đội Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng luôn nằm trong tốp đầu của huyện”.

Có thể bạn quan tâm

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Người âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

InfographicNgười âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

(GLO)- Yêu thích vẻ đẹp hoài cổ của gốm sứ, trân quý tay nghề của những nghệ nhân gốm xưa, nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang (xã Adơk, huyện Đak Đoa) đã âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ, đủ để mở một bảo tàng tư nhân về gốm.

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

E-magazineẤm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

(GLO)- Vai trò, vị trí của cây cao su trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Tây Nguyên là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong xu thế nền kinh tế xanh, tuần hoàn thì cần có nhiều giải pháp cụ thể để cây cao su phát triển bền vững.

Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.