Không vi rút nào ngăn được tình nghĩa thầy trò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để bao thế hệ học trò về trường cũ thăm thầy cô, để mỗi người bày tỏ lòng tri ân và biết ơn sâu sắc đến người dạy dỗ mình.

Thế mà năm nay không khí 20.11 khác lạ quá, trường vẫn ở đó, lá rơi rụng khắp sân mà học trò vẫn chưa được đến trường, thầy cô chưa đến lớp.

Tôi vẫn thường nói với học trò của mình: “Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt, các em phải luôn chắt chiu từng kỷ niệm tháng năm tuổi học trò vì sau này chúng ta không thể tìm lại được nó vẹn nguyên như thế!”. Trước giây phút chia tay năm cuối cấp, ai cũng hẹn nhau năm sau 20.11 chúng ta về trường thăm thầy cô nhé. Rồi ai cũng có những lý do riêng, bận bịu chuyện học hành, chuyện mưu sinh, cơm áo, gạo tiền, gánh nặng cuộc sống luôn khiến mỗi người lỡ mất những lần hẹn “20.11 mình về thăm thầy cô”.

Nhưng 20.11 năm nay… điều tưởng chừng như đơn giản là có thể đến trường thăm thầy cô sao mà khó. Dịch bệnh Covid-19 đã cướp đi nhiều thứ của chúng ta. Trong đó có lẽ “cảm xúc” là điều mất mát lớn nhất của thầy trò trong ngày Nhà giáo năm nay. Từng kế hoạch văn nghệ, flashmob, trải nghiệm hóa thân “Một ngày làm giáo viên” để đón chào kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đều phải hủy vì dịch bệnh…

Hồi đầu năm học, khi bắt đầu dạy và học trực tuyến, đã có học trò bất giác hỏi tôi: “Thầy ơi, dịch bệnh như vầy thì 20.11 không biết có tổ chức ở trường được không thầy nhỉ?”. Nghe xong câu hỏi của trò, lòng tôi bồi hồi xúc động… Tôi có dự báo với em rằng “chắc sẽ tổ chức trực tuyến quá!” nhưng lòng tôi trống rỗng. Tôi vẫn không hình dung ra được những lời hỏi thăm thầy cô lại phải thực hiện qua màn hình máy tính, thiết bị công nghệ thay cho những cái ôm thắm thiết và những lời chào thầy, chào cô dưới sân trường! Một năm học sao mà quá nhiều cảm xúc bị đánh cắp, ngay cả những khuôn mặt của học trò đầu cấp, tôi cũng chưa thể nhớ nổi qua màn hình học trực tuyến.

Cách đây vài ngày, cậu lớp trưởng năm tôi chủ nhiệm lớp 12 đã ra trường 2 năm nhắn tin: “Thầy ơi! 20.11 năm nay dịch bệnh nên em và các bạn không về trường thăm thầy được, lớp chúng mình họp lớp online nha thầy, tụi em nhớ thầy quá ạ!”. Tin nhắn khiến tôi rất xúc động, tôi nhắn lại với em: “Xa địa lý - gần tâm lý, không sao hết, không có một con vi rút nào ngăn được tình cảm, ký ức và cảm xúc của thầy trò mình”.

Thời gian này có lẽ sự thoải mái và suy nghĩ tích cực là liều vắc xin hạnh phúc nhất cho thầy và trò. Món quà quý nhất có lẽ là sự vượt khó, cố gắng học tốt và thích ứng với tình hình thực tại để không gián đoạn việc học tập. Đó là những đóa hồng tươi thắm mà học trò dâng tặng thầy cô nhân dịp 20.11.

Chúng ta sẽ luôn thực hiện tốt 5K để cùng bình an vượt qua đại dịch và năm học sau sẽ được gặp nhau ở trường với các hoạt động chào mừng 20.11 sôi động, hấp dẫn.

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh
(Giáo viên Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q.7, TP.HCM)

Dẫn nguồn TNO)


 

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.