Những câu chuyện không có trên bục giảng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chuyện thầy trò (Nhã Nam và NXB Phụ nữ Việt Nam, ảnh) là những dòng tâm sự đầy ắp tình cảm, đưa người đọc đến với những câu chuyện đầy xúc động mà những người thầy, người cô đã dành cho học trò.

Cuốn sách Chuyện thầy trò là món quà tri ân của 2 tác giả Chu Hồng Vân và Hoàng Hương dành tặng thầy, cô giáo. Dõi theo những câu chuyện trong sách, độc giả sẽ thấy rằng, thầy, cô giáo không chỉ truyền đạt kiến thức cho học trò, mà còn là chỗ dựa tinh thần cho những đứa trẻ trong hành trình học làm người lớn.

Đại đức Hae Min (Hàn Quốc) có câu nói: “Yêu những điều không hoàn hảo là bài học lớn nhất của cuộc đời”. Với các giáo viên, khi đối diện với một học sinh mắc nhiều khuyết điểm, họ càng thấm thía hơn câu nói ấy. Nếu người thầy chỉ biết dùng hình phạt và kỷ luật để học sinh vâng lời, đôi khi mọi chuyện sẽ tệ hơn. Bởi sự ngỗ ngược, không vâng lời của những đứa trẻ thường không phải do bản chất mà đến từ những mất mát của cuộc sống, như thiếu tình yêu thương từ cha mẹ.

Cuộc đời đã dạy chúng phải xù lông lên như một con nhím để đối mặt với những nghịch cảnh. Nhưng, giống như người xưa đúc kết: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”; lúc này, điều mà giáo viên phải làm là lắng nghe, dành cho học trò sự ấm áp để các em cảm thấy an toàn.

Những học sinh xuất hiện trong cuốn sách Chuyện thầy trò phần lớn đều có hoàn cảnh đặc biệt: cha mẹ ly hôn, trẻ mồ côi, hoàn cảnh khó khăn, mang trên mình những khiếm khuyết và trở nên tự ti… Tất cả những vết thương đó đều được chữa lành bằng tình yêu thương của các thầy, cô giáo tận tâm, sẵn sàng lắng nghe, đồng cảm và luôn dõi theo học trò. Một đứa trẻ không thể học tốt nếu trong lòng luôn nặng trĩu tâm sự.

Hiểu được điều đó, những người thầy trong cuốn sách này đã ở bên, vỗ về và an ủi học trò, để các em thấy rằng mình được yêu thương, được che chở. Khi các em đã bình tâm, thầy cô mới nhẹ nhàng động viên, khích lệ học trò học tập để có một tương lai tốt đẹp hơn.

Trong Chuyện thầy trò, nhiều giáo viên đã tâm sự: Chính những học trò non nớt, luôn cần được chở che ấy đã “dạy” họ những bài học quý về kỹ năng sư phạm. Điều quan trọng mà một giáo viên cần có, không chỉ là phương pháp truyền thụ mà còn là cách lắng nghe.

Đứng trước những học sinh ngỗ ngược, người thầy phải thật bình tĩnh. Bảo ban, dạy dỗ một học sinh chăm ngoan không hề khó khăn. Nhưng uốn nắn một học sinh bướng bỉnh vào khuôn phép mới là thử thách đối với những người đứng trên bục giảng.

Dẫu khó khăn, nhưng các thầy cô vẫn kiên nhẫn dõi theo các em từng ngày. Sự tiến bộ của những học sinh cá biệt ấy chính là trái ngọt đầy ý nghĩa của nghề giáo.

Nhiều năm là phóng viên của chuyên mục giáo dục trên Báo Tuổi trẻ, 2 tác giả Chu Hồng Vân và Hoàng Hương đã có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện với nhiều giáo viên và học sinh. Những câu chuyện họ kể, với biết bao tình cảm, sự trân trọng và lòng biết ơn, khiến cho 2 tác giả có những cái nhìn sâu sắc hơn về nghề giáo và sự nghiệp trồng người, một nghề cao quý mà lắm nỗi nhọc nhằn.

Có thể bạn quan tâm

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.