Xúc động tình thầy trò với "Người thắp đèn cho núi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, NXB Kim Đồng cho ra mắt tập truyện ngắn xúc động về tình thầy trò với tên gọi Người thắp đèn cho núi.

 



Người thắp đèn cho núi gồm 23 truyện ngắn xúc động và tràn ngập tình cảm yêu thương kính trọng, thể hiện sự tri ân sâu sắc với những người thầy. Mỗi câu chuyện là một tấm gương chân thực, sống động và sâu sắc về thầy cô, để lại trong lòng người đọc những cảm xúc và ấn tượng khó phai mờ. Thầy cô không chỉ đem ánh sáng tri thức đến với học trò mà còn khơi dậy ngọn lửa trong tâm hồn các em. Thầy cô chính là những người-thắp-đèn-cho-núi.

Hình tượng người thầy được các tác giả khắc họa chân thật và mộc mạc, ấn tượng mạnh với người đọc là người thầy vừa dạy học vừa dạy lẽ sống cho dân bản (Thầy Đạm - Bùi Việt Phương); người thầy dạy học trò tình yêu thương, sự đồng cảm và chung tay giúp đỡ những mảnh đời nghèo khổ, bất hạnh (Vòm trời cổ tích - Điểm Lê). Hay hình ảnh những cô giáo dạy học sinh những bài học quý giá về thực tế cuộc sống như cô Hoài (Giọt nước mắt thầu đâu – Mạc Ly), cô Phượng (Bài học ở rừng – Lê Trâm).

 

Tập truyện ngắn xúc động về tình thầy trò
Tập truyện ngắn xúc động về tình thầy trò


Người thầy coi học trò như con (Em gọi cô là mẹ - Du An). Người thầy đã cống hiến tuổi thanh xuân, hi sinh bản thân, vượt những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn để bám lớp, bám trường (Người thắp đèn cho núi - Lê Quang Trạng). Người thầy nâng cánh những ước mơ (Ước mơ trong bão - Chu Thanh Hương). Người thầy không bao giờ mất đi niềm tin với học trò và mục đích của giáo dục (Vì cô đã tin – Võ Thu Hương, Bụi phấn thôi bay – Lê Thanh Nga…).


Đó là những người thầy dù cuộc sống nhiều bươn trải, thiếu thốn nhưng yêu nghề bằng cả trái tim (Ở cạnh nhà thầy - Vũ Thị Huyền Trang). Đó là cô giáo với những trăn trở về sự nghiệp trồng người (Bông hoa phấn trắng – Lê Phương Liên).

Mỗi thầy cô sẽ tìm thấy trong Người thắp đèn cho núi sự đồng cảm qua lòng yêu nghề, yêu trẻ, sẽ được tiếp thêm sức mạnh và nhiệt huyết để viết tiếp Giai điệu tình yêu. Mỗi học trò sẽ có những giờ phút được sống trong tình cảm thầy trò, thêm trân trọng và biết ơn công ơn thầy cô và tràn đầy hi vọng vào những điều đẹp đẽ trong mỗi con người dưới Vòm trời cổ tích.

Theo MAI AN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null