Đâu chỉ có bảng đen và phấn trắng…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mở máy tính để bắt đầu giờ dạy online, bên kia màn hình, phụ huynh vừa mang bàn chữ nổi ra thì đứa trẻ khóc. Mẹ ngồi bên cạnh động viên con trai, bên đây màn hình, cô giáo cũng tìm đủ cách dỗ dành nhưng tiếng khóc vẫn không ngừng… Vậy là kết thúc, phụ huynh hẹn lại buổi chiều. Chuyện học hành không phải phụ thuộc vào bài vở hay thời khóa biểu, mà cái chính là tâm trạng mỗi ngày của các em, có chịu hợp tác hay không…

1. “Có hôm, con ngoan lắm, đến giờ cô giáo gọi là các con bắt đầu học, cô kiểm tra kỹ năng là thực hành ngay, nhưng có hôm con cứ khóc suốt vậy đó. Thương lắm! Các bé bị đa khuyết tật, cơ thể không lành lặn và tâm lý cũng khác so với trẻ bình thường”, cô Đinh Lan Phương (giáo viên Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, quận 10) kể.

Với sự tiến bộ của y học hiện đại, những đứa trẻ không may mắn về cơ thể, trí não vẫn có thể ra đời và được nuôi lớn. Nhưng phần nhiều các em không thể tự chăm sóc cho mình, mọi sinh hoạt cơ bản đều phải có người kề cận… Lớp của cô Phương chỉ có 9 học sinh và các em đều là trẻ bị đa khuyết tật.

Một đứa trẻ biết đọc, biết viết là cả một quá trình uốn nắn, nhưng với trẻ đa khuyết tật, điều này rất khó, có trường hợp gần như không thể. Mỗi học sinh của cô Phương đều có phụ huynh theo sát và song hành trong quá trình các con học tập. Con biết rửa tay, rửa mặt… là một quá trình cô - trò - phụ huynh cùng nỗ lực.

Năm thứ 10 dạy lớp trẻ em đa khuyết tật ở Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, nhưng với cô Phương mọi thứ đều mới, bởi trẻ em đa khuyết tật không em nào giống em nào, giáo viên phải tìm cách thích hợp với từng em để dạy, và gần như mỗi em là một giáo án khác nhau.

 

Cô giáo trẻ Đinh Lan Phương và học trò của mình (Ảnh chụp ở thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát trong cộng đồng)
Cô giáo trẻ Đinh Lan Phương và học trò của mình (Ảnh chụp ở thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát trong cộng đồng)


“Những ngày đầu, khi được phân công dạy lớp trẻ đa khuyết tật, nhiều hôm dạy xong tôi cứ khóc. Không phải vì cực hơn dạy lớp trẻ chỉ bị khiếm thị hoặc khiếm thính, chỉ là nhìn các con thương quá. Tôi thường tìm hiểu những tài liệu giáo dục dành cho trẻ khuyết tật từ trong và ngoài nước, để hỗ trợ thêm cho việc dạy. Tôi cũng ước ao, giá mà các con được học trong những môi trường giáo dục dành cho trẻ khuyết tật chuyên sâu, hay các con gặp được những thầy cô giỏi hơn mình, các con sẽ được hỗ trợ nhiều hơn, có nhiều cơ hội để phát triển hơn… Cứ vậy mà tôi rơi nước mắt, rồi mỗi ngày lên lớp tự dặn mình phải cùng các con cố gắng thật nhiều hơn nữa”, cô Phương tâm sự.

2. Làm giáo viên là mong ước từ thuở nhỏ của cô giáo Đinh Lan Phương. Năm 10 tuổi, Phương phát bệnh và trải qua quá trình điều trị bệnh tật, di chứng để lại khiến Phương thành người khuyết tật. Việc đi lại không như người bình thường, nên mong ước dạy cho các em khuyết tật càng được cô gái trẻ cố gắng thực hiện nhiều hơn. Vì thế, Phương thi vào Khoa Giáo dục đặc biệt Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

“Quá trình điều trị bệnh của tôi rất dài, trong thời gian đó, ngoài gia đình, tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ người thân, bạn bè và mọi người xung quanh. Chứng kiến ba mẹ lo cho mình những ngày bệnh tật, nên tôi rất hiểu những lo lắng của các phụ huynh có con không may bị khuyết tật. Khi vào đại học, tôi chọn vào khoa Giáo dục đặc biệt, khóa tôi học là khóa thứ 3 mà trường đào tạo và là khóa đầu tiên đào tạo giáo viên dạy trẻ khiếm thị”, cô Phương kể:

Mỗi bài học, các con mất rất nhiều thời gian và nỗ lực để tập đi tập lại, có phụ huynh vì xót con, cứ thế làm thay, cũng có người vì gánh nặng cơm áo gạo tiền mà không có nhiều thời gian để đồng hành với con thực hành những bài học…

“Như chuyện sắp chén ăn cơm, nhà có 5 người thì sắp 5 cái chén, ba mẹ làm là xong liền, nhưng các con là trẻ khuyết tật mà, phải tập đi tập lại nhiều lần mới quen. Có phụ huynh thấy vậy thì nói, thôi để ba mẹ làm luôn cho lẹ. Những lúc đó, tôi khuyên phụ huynh rất nhiều. Vì ba mẹ đâu thể nào ở bên cạnh các con mãi, chịu khó dành thời gian để tập cùng các con, để các con có thể tự chăm sóc chuyện sinh hoạt cá nhân mà không phải phụ thuộc vào ai hết”, cô Phương chia sẻ.

Nghề gõ đầu trẻ cũng có những niềm vui nghề nghiệp, như trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, để tri ân những “người lái đò”, để thầy - trò trao nhau một cái ôm, một lời chúc mừng dành cho những người miệt mài công việc “trồng người”, tưởng dễ mà không dễ. Học trò của cô Phương “đặc biệt” và trong tình hình dịch bệnh, cô trò chỉ có thể trò chuyện online.

Niềm vui của cô giáo trẻ không phải là lẵng hoa hay lời chúc mừng, mà chính là việc các con học online không bị quên kỹ năng. Hay có nhóm phụ huynh ở Nha Trang, có con bị khiếm thị được cô Phương hỗ trợ từ xa. Mọi người báo qua điện thoại hôm nay các con đã học được gì, biết được chữ gì, cần cô Phương hỗ trợ thêm gì…, vậy là đủ vui cho ngày “Tết thầy cô”.

Là một người khuyết tật nên tình thương mà cô Phương dành cho học trò của mình còn là sự thấu hiểu và sẻ chia. Khi nhà trường, đồng nghiệp tin tưởng để cô giáo trẻ phụ trách lớp đa khuyết tật, với cô Phương, chính các con mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mình nhiều hơn.

“Tôi từng nghĩ, chọn công việc này mình sẽ góp phần nào đó mang lại niềm vui, lan tỏa nghị lực cho các con. Nhưng dạy học hơn 10 năm rồi, tôi hiểu chính các con và công việc này mang lại nhiều niềm hạnh phúc cho tôi. Mọi người tin tưởng giao mình phụ trách lớp trẻ đa khuyết tật, tin tưởng cô Phương sẽ làm được và công việc dạy cho các con cũng mang lại cho tôi nguồn thu nhập, để thấy rằng dù là một người khuyết tật nhưng mình vẫn có việc làm, nuôi sống được bản thân. Tôi thấy mình nhận được nhiều hơn cái mình cho đi”, cô Phương bày tỏ.

Cuộc đời này không có sự hoàn hảo, ở lớp học của cô Phương, mỗi người đều là những mảnh ghép bổ sung cho nhau. Cô giáo Phương chọn mình là mảnh ghép đồng hành cùng những đứa trẻ không may mắn, không mạnh lành về cơ thể… Nhưng suốt hơn 10 năm qua, họ đã là những phần ghép thật hoàn hảo cho nhau, thấu hiểu, yêu thương và là động lực để cùng nhau bước tiếp.

 


Ngày 17-11 vừa qua, Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục TPHCM tổ chức chương trình giao lưu họp mặt với chủ đề “Những đóa hồng thầm lặng” kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 - 20-11-2021). Cô giáo Đinh Lan Phương là một trong 73 nữ giáo viên được vinh danh tại buổi lễ.

Quê cô Phương ở Nghệ An, nhưng khi được hỏi về chuyện nhớ nhà, cô chỉ nhìn vào các con của mình qua màn hình vi tính rồi cười: “Xa nhà thì ba mẹ cũng lo chứ, nhưng khí hậu ở TPHCM phù hợp với sức khỏe của tôi, tôi thấy mình rất ổn… Các con cũng là nguồn vui, nguồn động lực để cùng mình cố gắng mỗi ngày”.

Theo KIM LOAN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.