Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thầy cô là tấm gương sáng cho các học trò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã lắng nghe chia sẻ, ghi nhận những vất vả, hy sinh của các thầy, cô giáo tiêu biểu, luôn nỗ lực vì sự nghiệp "trồng người".

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh Đăng Hải
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh Đăng Hải


Ngày 16.11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ buổi gặp mặt Đoàn đại biểu giáo viên dân tộc thiểu số dự chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã lắng nghe chia sẻ, ghi nhận những vất vả, hy sinh của các thầy, cô giáo tiêu biểu, luôn nỗ lực vì sự nghiệp "trồng người".

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình công tác tại huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu), cô giáo Vàng Ha De (SN 1990, người dân tộc La Hủ), cho biết: do nhận thức còn hạn chế, nên nhiều phụ huynh ở địa phương chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em. Những năm trước đây, ngày nào các thầy cô giáo cũng phải đến các bản, vận động từng học sinh tới trường.

"Lớp học của cô trò chúng tôi dựng bằng ván gỗ, điều kiện vật chất thiếu thốn đủ đường, nhưng tôi và các đồng nghiệp vẫn cố gắng vừa công tác tốt, vừa thay phụ huynh chăm lo cho học sinh từ việc giặt giũ đến vệ sinh cá nhân. Nhiều lúc, tôi chỉ thầm ước điểm trường được xây dựng kiên cố hơn, có nhà vệ sinh để cô trò bớt khó khăn", cô giáo Vàng Ha De bật khóc nói.

Cô Phùng Thị Thủy (SN 1992, người dân tộc Thái) bộc bạch: "Tôi công tác tại tại Điểm trường Mầm non xã Pa Thơm, là điểm trường xa nhất tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Điểm trường chưa có sóng điện thoại, chưa có điện, cho nên thường chỉ vào dịp cuối tuần, tôi mới được liên lạc về gia đình một lần".

"Trước đây, Điểm trường của chúng tôi được phụ huynh học sinh góp sức trát bùn làm vách đất, mái cũng chỉ lợp lá, ngày mưa giáo viên muốn tới trường phải đi bộ hơn bốn giờ. Đến nay, dù cơ sở vật chất đã cơ bản được cải thiện, nhưng Điểm trường vẫn chưa có điện. Trời lạnh đến mấy, cô trò cũng đều dựa vào nguồn điện năng lượng mặt trời ít ỏi để sinh hoạt mỗi ngày", cô Thủy cho hay.


 

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ với các thầy, cô giáo tại buổi gặp mặt. Ảnh Lâm Hải
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ với các thầy, cô giáo tại buổi gặp mặt. Ảnh Lâm Hải



Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những chia sẻ về khó khăn, vất vả trong điều kiện công tác, đời sống sinh hoạt và sự nỗ lực, cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong quá trình công tác của các thầy, cô giáo tham dự chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020.

Qua những tâm tư, nguyện vọng của các thầy, cô giáo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định sẽ vận động các cấp, các ngành và toàn xã hội chung tay hỗ trợ, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, đời sống sinh hoạt, tinh thần của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong các vấn đề cụ thể như cơ sở vật chất của trường, lớp; điện, nước, sóng điện thoại; bữa ăn đủ dinh dưỡng; nhà vệ sinh; giáo cụ, đồ dùng học tập, nhất là giáo cụ dạy tiếng dân tộc.

"Tôi mong muốn 63 thầy, cô giáo được tuyên dương dịp này trở thành những vị đại sứ đầu tiên của chương trình vận động, nêu lên các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học cụ thể, có tính ứng dụng cao trong thực tiễn", Phó Thủ tướng nói.

Nhiệt liệt biểu dương, đánh giá cao tinh thần tận tụy, cống hiến của 63 giáo viên tiêu biểu dự chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn các thầy, cô giáo được tuyên dương dịp này tiếp tục phát huy trí tuệ, bản lĩnh, luôn là tấm gương sáng trong ngành giáo dục, kiên trì trong vận động đồng bào dân tộc thiểu số đưa con em tới trường, duy trì việc học tập.


Báo cáo về việc triển khai chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn cho biết: năm nay, chương trình có nhiều điểm mới, tiêu biểu như việc đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn báo chí giới thiệu những tấm gương giáo viên xuất sắc.

https://laodong.vn/thoi-su/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-thay-co-la-tam-guong-sang-cho-cac-hoc-tro-854886.ldo
 

Theo Trần Vương - Kim Anh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Công ty 72 thi thợ giỏi khai thác mủ cao su

Công ty 72 thi thợ giỏi khai thác mủ cao su

(GLO)- Sáng 3-11, Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2020 với sự tham gia của 62 tuyển thủ đại diện cho gần 2.000 thợ cạo mủ thuộc 18 đội sản xuất.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.