Đảm bảo quyền lợi cho lao động gặp tai nạn và bệnh nghề nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã mở rộng chế độ, chính sách đối với người bị tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN), nhất là mở rộng tham gia bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Lao động làm việc tại Nhà máy chế biến gỗ Đak Đoa thực hiện nghiêm nội quy an toàn lao động. Ảnh: Đinh Yến
Người lao động làm việc tại Nhà máy chế biến gỗ Đak Đoa thực hiện nghiêm nội quy an toàn lao động. Ảnh: Đinh Yến
Theo ông Nguyễn Hữu Tùng-Phó Trưởng phòng Lao động-Việc làm (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai), việc mở rộng thêm đối tượng người lao động không có hợp đồng lao động có thể tự nguyện tham gia và bổ sung thêm các nội dung chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc; hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro... đã thể hiện rõ tính nhân văn của Luật ATVSLĐ đối với người lao động. Cùng với đó, Luật đóng vai trò “bà đỡ” của người lao động và doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể hoặc phá sản, cần chia sẻ rủi ro thông qua việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc; khám-chữa bệnh, phục hồi chức năng lao động; điều tra lại các vụ TNLĐ, BNN theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm.
“Luật quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội đối với người bị TNLĐ, BNN. Ngoài ra, bổ sung quy định các trường hợp đặc biệt được hưởng chế độ như đối với người bị TNLĐ, gồm: bị TNLĐ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn; bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý”-ông Tùng cho hay. 
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định những trường hợp lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi bị cao huyết áp, chóng mặt và tự té ngã gây thương tích trên đường đi làm về, bị đột quỵ trong giờ ăn trưa tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn... vẫn được xem là TNLĐ. Khi chẳng may xảy ra TNLĐ, người lao động sẽ được nhận hỗ trợ chi phí thuốc men, viện phí, chữa trị cũng như chế độ trợ cấp TNLĐ, BNN (chế độ dài hạn) do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả, qua đó, giúp giảm gánh nặng trong cuộc sống.
Cách đây 3 năm, ông Nguyễn Văn Sáu (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông, công nhân Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông) trong lúc trèo lên mái nhà đội sản xuất đã rơi xuống đất bất tỉnh, bị thương tật 31% và được giải quyết hưởng chế độ trợ cấp 420.000 đồng/tháng. “Cũng may là Công ty đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ nên tôi được hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN”-ông Sáu bộc bạch.
Cũng theo ông Tùng, Luật ATVSLĐ có sự thay đổi đáng kể trong việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Đặc biệt, phạm vi điều chỉnh của Luật ATVSLĐ đã mở rộng chế độ phù hợp với đối tượng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc theo mùa vụ, người lao động dưới 15 tuổi, kể cả lao động đã nghỉ hưu… Đây là ưu điểm vượt trội của các chế độ, chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.
Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Trước đây, khi xảy ra TNLĐ, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức sơ cứu, cấp cứu cho người lao động và phải chịu chi phí này. Sau đó, khi có giám định tỷ lệ mất sức khỏe, người lao động sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chi trả. Với quy định mới trong Luật ATVSLĐ, các chế độ đối với người bị TNLĐ vẫn được đảm bảo như cũ, nhưng quy định này cũng giúp phòng ngừa TNLĐ; huấn luyện, đào tạo lại cho người lao động sau khi bị tai nạn để họ trở lại làm việc nếu có nhu cầu. Do vậy, Luật ATVSLĐ không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn với cả người sử dụng lao động. 
“Thời gian tới, Sở tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật ATVSLĐ đến từng đơn vị, doanh nghiệp, người lao động; hướng dẫn cách thức tham gia, giải quyết chế độ chính sách cho các trường hợp cụ thể bảo đảm nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật về bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp phải chú trọng phòng ngừa, hạn chế thấp nhất TNLĐ. Bản thân người lao động cũng cần chủ động theo dõi, bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”-bà Duyên nhấn mạnh.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Công ty 72 thi thợ giỏi khai thác mủ cao su

Công ty 72 thi thợ giỏi khai thác mủ cao su

(GLO)- Sáng 3-11, Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2020 với sự tham gia của 62 tuyển thủ đại diện cho gần 2.000 thợ cạo mủ thuộc 18 đội sản xuất.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.