Phong trào khuyến học, khuyến tài trong vùng dân tộc thiểu số ở Gia Lai: Hiệu quả và lan tỏa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với nhiều cách làm sáng tạo, phong trào khuyến học, khuyến tài trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh Gia Lai đã đạt những kết quả tích cực, góp phần đáng kể vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Gương sáng của làng 
Hộ ông Ksor Niên là một trong những gia đình học tập tiêu biểu của làng Mơ Nú (xã Chư Á, TP. Pleiku). Nhắc đến gia đình ông, nhiều người thán phục bởi thành tích học tập, rèn luyện của 4 người con và xem đây là tấm gương sáng để noi theo.
“Muốn con cái nghe lời, bản thân mình phải luôn gương mẫu, tích cực lao động sản xuất. Không phụ lòng bố mẹ, các con đều chăm ngoan, học giỏi. Tôi thường nhắc nhở các con rằng chỉ có chịu khó học mới đem lại tương lai tươi sáng”-ông Niên tâm sự. Cô con gái đầu của ông đang theo học chuyên ngành Tiếng Anh tại một trường đại học ở Hàn Quốc, 3 người con còn lại cũng có thành tích học tập tốt ở trường phổ thông.  
Anh Ru Min (28 tuổi) cũng là tấm gương sáng về tinh thần học tập cho các bạn trẻ làng Mơ Nú noi theo. Vượt qua tuổi thơ khó khăn, vất vả, anh quyết tâm đeo đuổi con chữ để mong thoát nghèo. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh tham gia công tác xã hội tại xã.
Anh tâm sự: “Học để hiểu biết nhiều rồi quay về cống hiến cho quê hương là ước mơ từ nhỏ của mình. Hiện nay, với vai trò là Phó Bí thư Đoàn xã Chư Á, mình đang nỗ lực góp một phần trí tuệ và sức trẻ để đưa địa phương ngày càng phát triển”.
Theo chị MLê-Chủ tịch Hội Khuyến học xã Chư Á-cho biết: Những năm qua, Hội Khuyến học xã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ để các gia đình, dòng họ DTTS trên địa bàn có điều kiện học tập. Cùng với đó, Hội tổ chức khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học; khích lệ người DTTS học tập nâng cao trình độ. Từ năm 2016 đến nay, toàn xã đã có 1.550 hộ được công nhận “Gia đình học tập”. Đặc biệt, xã có 2 dòng họ DTTS được công nhận “Dòng họ học tập”.
Làng Rbai (xã Ia Piar) được Hội Khuyến học huyện Phú Thiện tôn vinh là “Làng học tập” tiêu biểu bởi có nhiều thành tích trong phong trào xây dựng mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”. Trưởng thôn Nay Keng phấn khởi chia sẻ: “Hệ thống chính trị làng đặt ra mục tiêu cụ thể là chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, từ Chi bộ đến các tổ chức đoàn thể và người dân đoàn kết một lòng. Điều gì mà người dân còn chưa đồng tình thì chúng tôi tìm đến già làng xin ý kiến. Mỗi gia đình đều chăm chỉ làm ăn xây dựng kinh tế, lo cho con cái học hành đầy đủ, thành đạt”.
Tính đến cuối năm 2019, toàn huyện Phú Thiện có 37 dòng họ đạt tiêu chí “Dòng họ học tập”. Trong đó có nhiều dòng họ DTTS, tiêu biểu như dòng họ Nay, dòng họ Vi… Bà Vũ Thị Lý-Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Phú Thiện-cho biết: “Phong trào xây dựng các mô hình học tập gắn liền với việc thực hiện các cuộc vận động tại địa phương như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Dân vận khéo”, “Thanh niên tình nguyện”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”. 
Phong trào khuyến học, khuyến tài trong vùng đồng bào DTTS góp phần nâng cao dân trí. Ảnh: Trần Dung
Phong trào khuyến học, khuyến tài trong vùng đồng bào DTTS góp phần nâng cao dân trí. Ảnh: Trần Dung
Chú trọng khuyến học vùng DTTS
Toàn tỉnh có 1.257 làng đồng bào DTTS. Vì vậy, công tác khuyến học, khuyến tài trong vùng DTTS đã được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể chính trị-xã hội các địa phương đặc biệt quan tâm. Đến nay, hệ thống tổ chức của Hội Khuyến học đã phát triển đến các thôn, làng, tổ dân phố. Toàn tỉnh có hơn 2.000 chi hội, 596 ban khuyến học với trên 202.000 hội viên. 
Ông Ksor Yin-Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh: “Thông qua những cách làm sáng tạo, công tác khuyến học, khuyến tài trong đồng bào DTTS ở tỉnh ta đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thời gian tới, Hội Khuyến học tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể liên quan, đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo để thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở vùng đồng bào DTTS”.

Ông Ksor Yin-Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh-thông tin: Từ năm 2016, phong trào xây dựng và phát triển các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (cấp thôn, làng, tổ dân phố…) và đơn vị học tập do phường, xã quản lý đã được triển khai rộng khắp. Toàn tỉnh hiện có 96.847 gia đình học tập, 253 dòng họ học tập, 1.128 cộng đồng học tập. Phong trào xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập đặc biệt được phát triển mạnh trong vùng DTTS.

Kể từ khi triển khai thí điểm và chuyển sang giai đoạn thực hiện đại trà trong toàn tỉnh, phong trào đã thực sự lan tỏa rộng khắp, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, sự chung tay của nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo… Đây là nguồn lực quan trọng để các địa phương, các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, động viên các em học sinh DTTS nỗ lực học tập. 

Điển hình trong số này có thể kể đến huyện Chư Sê. Đến cuối năm 2019, toàn huyện có trên 13.000 gia đình học tập, tiêu biểu như hộ ông Rlan Hde (làng Khối Zét, xã Ia Tiêm), ông Kpuih Lan (làng Del, xã Ia Hlốp), ông Siu Đôn (làng Tào Roòng, xã Ia Pal)... Tại huyện Ia Pa có 23 dòng họ học tập, tiêu biểu như dòng họ Rmah (làng Ama Lim, xã Chư Mố), dòng họ Kpă (làng Blôm, xã Kim Tân)… Thành phố Pleiku cũng là địa phương có nhiều thành tích nổi bật trong công tác khuyến học, khuyến tài ở vùng DTTS với 38 dòng họ học tập, nổi trội như dòng họ Rơ Châm (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng); nhiều gia đình học tập tiêu biểu như: gia đình ông Rơ Lan Ler (làng A, xã Gào), gia đình bà Ksor Hiếu (làng Kép, phường Đống Đa)… 
Bà Mai Thị Hội-Chủ tịch Hội Khuyến học TP. Pleiku-cho hay: “Với mục tiêu đưa công tác khuyến học đi vào nền nếp và mang lại hiệu quả bền vững, thời gian qua, các chi hội khuyến học thôn, làng đồng bào DTTS đã coi trọng việc xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định. Các chi hội đã bám sát tình hình của từng địa phương, cụ thể hóa tiêu chí xây dựng các mô hình sát với thực tế, có những hình thức, phương pháp, bước đi phù hợp để khơi dậy lòng hiếu học; động viên, thu hút các lực lượng tham gia công tác khuyến học, khuyến tài một cách kịp thời”. 
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.