Tôn vinh 183 nhà giáo tiêu biểu năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 15-11, tại Hà Nội, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tôn vinh nhà giáo tiêu biểu năm 2020.

Dự lễ tôn vinh có đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đặc biệt là sự hiện diện của 183 gương mặt các nhà giáo tiêu biểu đến từ tất cả vùng, miền Tổ quốc.
 

 Cô giáo Lê Si Na, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (Quảng Trị).
Cô giáo Lê Si Na, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (Quảng Trị).


Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Vũ Minh Đức cho biết, đây là hoạt động nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các thầy, cô giáo có thành tích xuất sắc trong công tác, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đóng góp rất quan trọng  để toàn ngành hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học.

Qua đó, tuyên truyền tạo sức lan tỏa tới toàn ngành và xã hội; động viên đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động tiếp tục rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và khẳng định vị thế, vai trò của nhà giáo.

183 nhà giáo tiêu biểu được tôn vinh hôm nay là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu cho sự tận tụy, tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục; đã được lựa chọn, giới thiệu từ 63 tỉnh, thành phố và các đại học, trường đại học cao đẳng cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Họ là những các thầy cô giáo nhiều năm công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo…, vượt qua mọi khó khăn mang con chữ đến với trẻ em các dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn biên cương của Tổ quốc. Có các thầy cô giáo có thành tích cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế hay đang miệt mài đổi mới phương pháp, cách thức dạy học phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trong số 183 tấm gương giáo dục tiêu biểu có mặt tại lễ tôn vinh có nhiều thầy, cô là giảng viên, cán bộ khoa học có với các công trình nghiên cứu xuất sắc, có nhiều bài báo khoa học có giá trị, được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín… hoặc các cán bộ quản lý nhà trường năng động, đang toàn tâm, toàn lực thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động sang cơ chế tự chủ; xây dựng trường học thông minh và phấn đấu đưa các trường đại học Việt Nam có trên trong danh sách những trường đại học tốt nhất ở khu vực, châu lục và trên thế giới.

Trong ngày lễ tôn vinh, cô giáo Lê Si Na, đến từ Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Quảng Trị ) xúc động nói: “Thay mặt các thầy cô giáo, chúng tôi xin cảm ơn các em học sinh và các bậc phụ huynh trên mọi miền đất nước. Chính các em học sinh sinh viên là nguồn vui, là động lực để những người thầy chúng tôi có thêm sức mạnh, là mục tiêu để trau dồi, để soi sửa mình, để chúng tôi hướng đến phát triển những giá trị nhân văn tốt đẹp. Là một giáo viên đến từ một tỉnh bị thiên tai lũ lụt, tự đáy lòng mình, chúng tôi xin cảm ơn những tình cảm, sự động viên khích lệ, sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Công đoàn ngành, các đồng nghiệp, các em học sinh từ khắp mọi miền đất nước trong những ngày qua đã về với miền trung, sẻ chia cùng bà con, đã trợ giúp rất nhiều cho ngành giáo dục của các tỉnh bị thiên tai, đã mang tới cho các em học sinh vùng lũ từng chiếc bánh, gói gạo, từng cuốn vở, ngòi bút cùng những vật dụng thiết yếu. Những ân tình ấm áp, nghĩa đồng bào đồng chí, tình đồng nghiệp sâu đượm ấy chúng tôi luôn ghi tạc, không thể nào quên”.


 

 
 Trao bằng khen tặng các thầy, cô giáo tiêu biểu.
Trao bằng khen tặng các thầy, cô giáo tiêu biểu.


Phát biểu ý kiến tại Lễ tôn vinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, năm 2020 là một năm hết sức đặc biệt với đất nước, trong đó có ngành giáo dục. Dịch bệnh Covid-19, mưa lũ ở miền trung khiến toàn ngành bị ảnh hưởng nặng nề. Trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân, sự nỗ lực của các thầy cô giáo, ngành giáo dục vẫn đạt được những kết quả quan trọng và được ghi nhận.

Giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của mọi người, mọi nhà; kỳ vọng của người dân, của xã hội vào giáo dục luôn rất cao và luôn có những thách thức, áp lực giữa kỳ vọng cao đó với điều kiện, nguồn lực đang có.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong rằng, 183 thầy, cô sẽ là những người truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp của mình. Chúng ta hãy cứ làm tốt với rất cả tâm huyết, trách nhiệm, cùng với suy nghĩ tích cực, sự quyết tâm, kiên định, kiên trì để thực hiện từng bước, thì sự nghiệp đổi mới giáo dục chắc chắn sẽ thành công.

Theo ĐẶNG THANH HÀ (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Công ty 72 thi thợ giỏi khai thác mủ cao su

Công ty 72 thi thợ giỏi khai thác mủ cao su

(GLO)- Sáng 3-11, Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2020 với sự tham gia của 62 tuyển thủ đại diện cho gần 2.000 thợ cạo mủ thuộc 18 đội sản xuất.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.