Mô hình trường chuyên lớp chọn: Thay đổi tư duy để trở nên ưu việt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bên cạnh những ưu điểm dễ thấy, mô hình giáo dục trường chuyên, lớp chọn tại Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều bất cập. Vậy làm thế nào để mô hình này phát huy được hiệu quả và trở nên ưu việt trong thời gian tới?

Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định, đề cao trường chuyên, lớp chọn là đi ngược lại với xu thế của thế giới.

Nhận định này khiến cho dư luận trở nên "nóng" với chủ đề bàn luận: Nên hay không nên bỏ trường chuyên, lớp chọn; bằng cách nào để thay đổi tư duy giáo dục khiến mô hình trường chuyên lớp chọn phát triển và trở nên ưu việt?


 

 Trường chuyên, lớp chọn nên xóa bỏ hay không? (Ảnh minh họa: LĐO)
Trường chuyên, lớp chọn nên xóa bỏ hay không? (Ảnh minh họa: LĐO)


Không nên cực đoan xóa hết

Theo cô Mai Thị Ánh Nguyệt (giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Hà Nội), không nên cực đoan xóa hết trường chuyên, lớp chọn.

Bởi mỗi học sinh sẽ có những năng lực, sở thích và nguyện vọng khác nhau. Việc theo học trường chuyên, lớp chọn sẽ giúp học sinh phát triển được năng lực cá nhân và say mê với chương trình học tập.

"Trường chuyên, lớp chọn sẽ tìm kiếm, đào tạo và bồi dưỡng nhiều nhân tài cho đất nước" - cô Ánh Nguyệt chia sẻ.

Đồng quan điểm, bà Hoàng Thị Hương (phụ huynh học sinh Trường THPT chuyên Hà Giang) cho rằng, việc đầu tư và phát triển chất lượng trường chuyên là việc làm cần thiết.

"Có thể nói trường chuyên chính là bệ phóng để con phát triển tương lai tươi tốt. Vì vậy, có đến 90% cha mẹ học sinh đều mong muốn con mình được học tập và trải nghiệm trong môi trường trường chuyên" - bà Hương nhấn mạnh.

Chia sẻ quan điểm về việc nên hay không bỏ trường chuyên lớp chọn, chị Nguyễn Tâm (cựu học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) khẳng định, môi trường trường chuyên sẽ tạo cho học sinh cái nền đủ rộng và sâu để tự tin thực hiện dự định của mình.

Ngoài việc giúp học sinh phát huy thế mạnh thông qua chương trình đào tạo chuyên sâu, trường chuyên còn có nhiều câu lạc bộ phong phú từ âm nhạc, hội họa, thể thao, nghệ thuật đến hùng biện, thuyết trình,... Vì vậy, kỹ năng mềm của học sinh trường chuyên cũng từ đó phát triển hơn.

"Hiện tại mình thấy các trường chuyên đã và đang phát huy tốt các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh bộc lộ được năng khiếu, tạo ra giá trị riêng của bản thân" - chị Tâm chia sẻ.

Mô hình trường chuyên còn nhiều bất cập

Bên cạnh những ưu điểm dễ nhận thấy của mô hình giáo dục trường chuyên, cũng có ý kiến cho rằng mô hình này còn tồn tại nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến việc phát triển toàn diện tư duy năng lực của học sinh.

Chị Phạm Thị Kim Nhung (cựu học sinh trường THPT chuyên Thái Bình) cho rằng, theo học trường chuyên, học sinh có thể học lệch môn chuyên so với các môn văn hóa khác. Hay áp lực từ những cuộc thi học sinh giỏi các cấp tỉnh/ thành phố đến quốc gia, quốc tế cũng là vấn đề bất cập khi theo học chuyên.

"Cuộc chạy đua khốc liệt vào trường chuyên cũng khiến phụ huynh lo lắng, học sinh rơi vào trạng thái áp lực vì quá trình sàng lọc đầu vào khắt khe, tỉ lệ chọi cao ngất ngưởng, đặc biệt là yêu cầu bảng điểm "đẹp" và thành tích học tập đáng ngưỡng mộ" - chị Nhung chia sẻ.

Bên cạnh đó, quy mô trường chuyên lớp chọn tại Việt Nam hiện nay cũng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng.

Cô Ánh Nguyệt cho rằng, việc thành lập và đào tạo trường chuyên lớp chọn tràn lan như hiện nay là không nên.

"Mỗi tỉnh có một trường chuyên, mỗi trường có một vài lớp chọn, không nên xây dựng tràn lan, tạo phong trào chuyên chọn khiến học sinh và phụ huynh có nhiều áp lực như hiện nay" - cô Ánh Nguyệt nhấn mạnh.

Thay đổi tư duy, tích cực đổi mới và phát triển ưu việt

"Không nên biến tướng trường chuyên lớp chọn" là ý kiến của cô Ánh Nguyệt trong công cuộc đổi mới toàn diện như hiện nay. Cô cho rằng, gia đình, nhà trường nên tạo cho học sinh môi trường học tập trải nghiệm tốt nhất, đặc biệt là tại các trường chuyên.

Phụ huynh cần dựa vào năng lực, sở thích và nguyện vọng của học sinh để giúp con định hướng tương lai tốt hơn. Không nên tạo áp lực khiến con rơi vào trạng thái mệt mỏi, áp lực hay chán nản.

Trường chuyên cần chú trọng hơn nữa các môn "không chuyên", giúp học sinh được hưởng thụ một nền giáo dục toàn diện, phục vụ cho cuộc sống bản thân cũng như phát triển tư duy năng lực tốt.

Bên cạnh đó, chị Đoàn Thị Hằng (phụ huynh học sinh THPT chuyên Hạ Long, Quảng Ninh) cũng đề xuất nên mở trường chuyên nhiều lĩnh vực năng khiếu khác như thể thao, hội họa , âm nhạc,... để học sinh có thể thỏa mãn đam mê và có tự tin xác định đích đến trong tương lai.

 

https://laodong.vn/giao-duc/mo-hinh-truong-chuyen-lop-chon-thay-doi-tu-duy-de-tro-nen-uu-viet-852151.ldo

Theo Thiều Trang (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Công ty 72 thi thợ giỏi khai thác mủ cao su

Công ty 72 thi thợ giỏi khai thác mủ cao su

(GLO)- Sáng 3-11, Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2020 với sự tham gia của 62 tuyển thủ đại diện cho gần 2.000 thợ cạo mủ thuộc 18 đội sản xuất.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.