Giáo viên miền núi lội bùn, khiêng xe bám điểm trường xa xôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên hành trình đến lớp và quay trở về nhà, nhiều giáo viên ở điểm trường vùng sâu thuộc huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) phải đối mặt với các rủi ro do sạt lở đường sá. Để trở về nhà, nhiều giáo viên còn khiên xe máy, lội bùn đất, băng qua những điểm sạt lở. Có lúc họ đánh cược mạng sống khi ngồi trên những chiếc cano ngược dòng nước lũ để vào điểm trường…

 Giáo viên xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My phải khiên xe máy, lội bùn đến trường.
Giáo viên xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My phải khiên xe máy, lội bùn đến trường.



Trong những ngày qua, nhiều địa phương núi tại Quảng Nam tiếp tục xuất hiện mưa và tiềm ẩn rủi ro sạt lở đất đá. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều huyện miền núi tại Quảng Nam bị sạt lở nghiêm trọng như tuyến đường QL14G đoạn qua huyện Đông Giang, Trường Sơn Đông qua huyện Bắc Trà My, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (Quảng Nam)…

 

.

Video thầy cô xã Trà Bui khiên xe máy, lội bùn qua các điểm sạt lở



Riêng tại huyện Bắc Trà My, nhiều tuyến đường vào các xã vùng sâu vùng xa vẫn đang bị chia cắt bởi vô số điểm sạt lở. Tình trạng sạt lở khiến nhiều địa phương bị cô lập tạm thời, việc di chuyển của người dân, các thầy cô giáo gặp vô vàn khó khăn.

 

 
Hành trình đến trường của các giáo viên vùng sâu vùng xa thuộc xã Trà Bui luôn đối mặt với các nguy hiểm. Ảnh: Kim Thoa
Hành trình đến trường của các giáo viên vùng sâu vùng xa thuộc xã Trà Bui luôn đối mặt với các nguy hiểm. Ảnh: Kim Thoa


Cô Phạm Thị Kim Thoa – giáo viên trường tiểu học Nông Văn Dền, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My cho biết, phần lớn các giáo viên tại trường có gia đình tại thị trấn Bắc Trà My hoặc có nhà ở huyện Tiên Phước.

Sau một tuần bám các điểm trường, cô Kim Thoa cùng nhiều giáo viên quay trở về nhà thăm chồng con, gia đình. Mùa nắng không sao nhưng cứ mỗi lần trời mưa gió, việc di chuyển của mọi người gặp nhiều khó khăn do đường xá sạt lở nặng nề.

 

 
 
Các giáo viên thường xuyên lội bùn, khiên xe máy qua các điểm sạt lở. Ảnh: Kim Thoa
Các giáo viên thường xuyên lội bùn, khiên xe máy qua các điểm sạt lở. Ảnh: Kim Thoa


Cô Kim Thoa kể, chiều thứ 6 vừa qua, cô cùng 2 đồng nghiệp di chuyển từ điểm trường đến trung tâm xã để về thăm nhà ở thị trấn Bắc Trà My.

Mọi người đi được một đoạn thì đến điểm sạt lở, bùn đất nhão nhoẹt lún đến đầu gối và gần hết bánh xe máy. 3 cô giáo chưa biết xử lý ra sao thì lúc này có 2 giáo viên nam đến giúp đỡ khiên xe máy và kéo mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Theo lời cô Kim Thoa, sạt lở đất đá chỉ là một trong vô vô số khó khăn mà đội ngũ giáo viên tại xã Trà Bui phải đối mặt trong nhiều năm qua.

Có thời điểm mưa bão, xã bị cô lập, các thầy cô buộc phải đánh cược mạng sống để ngồi trên những chiếc ca nô, vượt sông vào trung tâm xã dạy học.


 

 Đôi chân lấm lem bùn đất của một giáo viên ở xã Trà Bui. Ảnh: Kim Thoa
Đôi chân lấm lem bùn đất của một giáo viên ở xã Trà Bui. Ảnh: Kim Thoa


Khó khăn là thế nhưng ai cũng lạc quan, gạt những nỗi niềm riêng để mang con chữ đến trẻ em vùng sâu vùng xa thuộc xã Trà Bui.
 

 6 ngôi nhà ở xã Trà Bui bị lũ cuốn trôi, nhiều trường học bị tốc mái, hư hại do mưa bão. Ảnh: Le Cuong
6 ngôi nhà ở xã Trà Bui bị lũ cuốn trôi, nhiều trường học bị tốc mái, hư hại do mưa bão. Ảnh: Le Cuong


Ông Lê Cường-Chủ tịch UBND xã Trà Bui cho biết, xã có 1 trường THCS, 2 trường tiểu học và 2 trường mẫu giáo thì phần lớn đều bị thiệt hại do mưa bão gây ra.

Chưa hết, mưa lớn trên địa bàn xã còn khiến tuyến đường độc địa vào trung tâm xuất hiện 15 điểm sạt lở gây khó khăn cho di chuyển của người dân và các thầy cô giáo.

Hiện tại chính quyền xã vẫn đang nỗ lực phối hợp với người dân tổ chức thông đường, khắc phục các thiệt hại do mưa bão gây ra.

 


Theo báo cáo của UBND xã Trà Bùi, mưa lớn trong những ngày qua khiến 6 căn nhà tại xã Trà Bui bị nước lũ cuốn trôi, 68 hộ gia đình có nhà bị tốc mái. Ngoài ra, một số điểm trường học, cơ sở y tế bị hư hại chưa thể khắc phục. Chính quyền xã Trà Bui đề nghị UBND huyện Bắc Trà My cùng các ngành chức năng sớm hỗ trợ kinh phí để những gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi sớm ổn định cuộc sống...


http://https://laodong.vn/xa-hoi/giao-vien-mien-nui-loi-bun-khieng-xe-bam-diem-truong-xa-xoi-852628.ldo


Theo Hữu Long (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Công ty 72 thi thợ giỏi khai thác mủ cao su

Công ty 72 thi thợ giỏi khai thác mủ cao su

(GLO)- Sáng 3-11, Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2020 với sự tham gia của 62 tuyển thủ đại diện cho gần 2.000 thợ cạo mủ thuộc 18 đội sản xuất.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.