Bộ GD-ĐT đề nghị giữ nguyên mức học phí hiện hành ở tất cả các cấp học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng vừa cho biết Bộ GD-ĐT đã có văn bản báo cáo Chính phủ đề xuất xem xét cho phép gia hạn áp dụng nghị định 86, giữ nguyên mức học phí hiện hành với tất cả các cấp học.
Đề xuất tăng học phí sẽ lùi thời hạn thực hiện.
Đề xuất tăng học phí sẽ lùi thời hạn thực hiện.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD-ĐT xây dựng dự thảo nghị định "Cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo vì các lý do:
Chính sách học phí và hỗ trợ chi phí học tập đang được thực hiện theo nghị định số 86/2015/NĐ-CP (ngày 2-10-2015) của Chính phủ. Trong khi đó, nghị định này chỉ có thời hạn hiệu lực đến hết năm học 2020-2021, nên để có căn cứ pháp lý cho các cơ sở GD-ĐT thực hiện từ năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo, cần phải xây dựng nghị định thay thế.
Bên cạnh đó, quy định về học phí hiện nay đã thay đổi. Từ thời điểm 31-12-2016 trở về trước, học phí thuộc danh mục "Phí" nên mức học phí còn thấp, ngân sách nhà nước vẫn hỗ trợ để bù đắp chi phí đào tạo đối với các cơ sở giáo dục công lập. Tuy nhiên, Luật phí và lệ phí năm 2015 (có hiệu lực từ 1-1-2017) đã đưa học phí ra khỏi danh mục "Phí" để chuyển sang thực hiện theo cơ chế "giá". Căn cứ quy định tại Luật giá năm 2012, dịch vụ giáo dục, đào tạo thuộc danh mục Nhà nước định giá, Chính phủ quy định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Tại Luật giáo dục 2019 cũng quy định: Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo; Chính phủ quy định cơ chế thu và quản lý học phí. Như vậy, bản chất học phí hiện nay là giá dịch vụ giáo dục và thực hiện theo cơ chế giá do Chính phủ hướng dẫn.
Thực hiện Chương trình công tác năm 2020 của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan có liên quan xây dựng nghị định thay thế nghị định số 86. Thời hạn trình Chính phủ hồ sơ dự thảo nghị định thay thế nghị định số 86 theo kế hoạch là tháng 12-2020. Bộ GD-ĐT đã dự thảo và đang lấy ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, các địa phương, các cơ sở GD-ĐT và toàn xã hội để hoàn thiện dự thảo nghị định.
Hiện nay, dự thảo nghị định đã được đăng lên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ để xin ý kiến nhân dân. Bộ GD-ĐT đã tổng hợp đầy đủ kết quả báo cáo của 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương và các chuyên gia để hoàn thiện dự thảo.
Bộ GD-ĐT cũng đã thực hiện khảo sát chi phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo từ cấp mầm non đến đại học, làm căn cứ đề xuất mức học phí giai đoạn tiếp theo.
Về đề nghị gia hạn thực hiện nghị định 86, giữ nguyên mức học phí hiện hành, ông Phạm Ngọc Thưởng cho biết:
Trong quá trình lắng nghe góp ý, Bộ GD-ĐT cũng thấy tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, đồng thời nước ta vừa trải qua nhiều đợt bão, lũ nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân.
Để chia sẻ và giảm gánh nặng về tài chính cho phụ huynh và học sinh, Bộ GD-ĐT đã có văn bản báo cáo Chính phủ và đề xuất xem xét, cho phép được gia hạn thời gian áp dụng nghị định số 86 đối với năm học 2021-2022 với mức học phí giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp áp dụng theo mức học phí của năm học 2020-2021 đã được quy định tại nghị định số 86; mức học phí mầm non, phổ thông áp dụng theo khung của năm học 2020-2021 và tiếp tục giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để xem xét phê duyệt. Các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và các quy định khác vẫn thực hiện theo quy định tại nghị định số 86 và các văn bản liên quan đã ban hành.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị được lùi thời gian trình ban hành nghị định sang năm 2021 để có điều kiện tiếp thu ý kiến rộng rãi của toàn xã hội và tiếp tục hoàn thiện dự thảo nghị định.
Như vậy, năm học 2020-2021 hiện đang áp dụng mức học phí đã được quy định tại nghị định số 86. Nếu đề xuất của Bộ GD-ĐT về việc lùi thời gian trình ban hành nghị định thay thế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì hai năm nữa mới áp dụng nghị định mới (từ năm học 2022-2023) và lộ trình tăng thêm hằng năm chỉ khoảng 2,5%/năm so với mức tăng hằng năm của nghị định số 86 đã ban hành.
Trước đó, trong dự thảo lần thứ 2 nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Bộ GD-ĐT đề xuất từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%. Học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021. Mức học phí cho các năm tiếp theo tăng với tỉ lệ tương ứng.
Đề xuất căn cứ vào dự báo tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4-5%năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm.
VĨNH HÀ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Công ty 72 thi thợ giỏi khai thác mủ cao su

Công ty 72 thi thợ giỏi khai thác mủ cao su

(GLO)- Sáng 3-11, Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2020 với sự tham gia của 62 tuyển thủ đại diện cho gần 2.000 thợ cạo mủ thuộc 18 đội sản xuất.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.