Học kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời gian gần đây, các vụ án giết người vì tình xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước.

Người viết mới đây cũng tham dự đưa tin TAND TP.Đà Nẵng xét xử sơ thẩm, tuyên phạt tài xế Văn Quý Đạt (35 tuổi, ngụ Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 21 năm tù về tội giết người và cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đạt và vợ ly hôn nhưng vẫn chung sống. Khi thấy vợ ôm eo tình địch ngoài đường, Đạt tông thẳng ô tô vào xe máy họ đang đi, tổng cộng 4 lần tông tới tông lui cán qua vợ và tình địch, gây thương tích nghiêm trọng.

 

 Văn Quý Đạt bị tuyên phạt 21 năm tù trong vụ đâm xe tới lui 4 lần để cán vợ và tình địch. Ảnh: V.T
Văn Quý Đạt bị tuyên phạt 21 năm tù trong vụ đâm xe tới lui 4 lần để cán vợ và tình địch. Ảnh: V.T



Người viết nhớ lại lời ông bà dạy “hôn nhân, điền thổ, vạn cổ thâm thù”, không phải cổ xúy tránh né kết hôn, mà nhằm cảnh báo sự phức tạp và cần sự chuẩn bị nghiêm túc trước khi cả hai về một nhà.

Trong khi đó, một bộ phận giới trẻ “yêu cuồng, sống vội”, trọng hình thức, vật chất, lười tư duy và nuôi dưỡng tâm hồn. Dù có nhiều lớp kỹ năng học làm vợ chồng, làm cha mẹ tiền hôn nhân, nhưng tỷ lệ theo học vẫn quá thấp so với dân số trong độ tuổi lập gia đình.

Nhiều năm theo dõi lĩnh vực tòa án, người viết nhận thấy, các vụ ly hôn với độ tuổi ngày càng trẻ; thời gian chung sống ngắn ngủi và phần nhiều do cả hai thiếu kỹ năng giải quyết xung đột. Có nhiều lý do dẫn đến ly hôn rất đơn giản, thậm chí ngớ ngẩn, mà tòa với vai trò hòa giải nhiều khi phải ngao ngán.

Đó cũng là thực trạng chung của các vụ ly hôn, bởi những mâu thuẫn nhỏ nhặt tích tụ thời gian dài nhưng vợ chồng thiếu kỹ năng giải quyết.

Do đó, cần giáo dục kỹ năng này cho giới trẻ. Để căn cơ, cần đưa vào nhà trường giờ ngoại khóa cho học sinh học cách giải quyết mâu thuẫn, ứng xử xã hội, tránh xa các hành vi tiêu cực… Sinh viên hay giới trẻ ở khu dân cư, trong độ tuổi lập gia đình, cũng cần vai trò đoàn thể với các hoạt động đào tạo kỹ năng thiết thực như: giải quyết xung đột cuộc sống hôn nhân. “Gia đình là tế bào của xã hội”, gia đình - tế bào có tốt thì cơ thể - xã hội mới khỏe mạnh.

Theo Văn Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.