Hỗ trợ phát triển sản xuất: Đòn bẩy thoát nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai và các địa phương triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Từ nguồn vốn của Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương xây dựng phương án hỗ trợ theo hình thức tổ cộng đồng giúp hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

1-bg-ong-hnit-cham-soc-bo-duoc-ho-tro-de-thoat-ngheo.jpg
Ông Hnít (làng O Ngó, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) chăm sóc con bò được hỗ trợ. Ảnh: N.D

Làng O Ngó (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) có 210 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Bahnar. Hiện tại, làng còn 26 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo. Ông Jip-Trưởng thôn O Ngó-cho biết: Số hộ nghèo chủ yếu do thiếu đất sản xuất, hộ người già neo đơn. Vừa qua, 16 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được chính quyền địa phương hỗ trợ 16 con bò sinh sản. Hy vọng, việc được hỗ trợ sinh kế sẽ giúp các hộ nghèo cải thiện cuộc sống.

Là một trong những hộ nghèo được hỗ trợ bò sinh sản, ông Hyăn chia sẻ: “Gia đình tôi thiếu đất sản xuất, cuộc sống chủ yếu dựa vào việc đi làm thuê. Vừa qua, gia đình được chính quyền địa phương hỗ trợ bò sinh sản”.

Còn ông Hnít thì cho hay: “Sau khi được hỗ trợ 1 con bò sinh sản và tham gia tổ cộng đồng nuôi bò, gia đình tôi tập trung chăm sóc để bò sớm sinh sản. Hy vọng, từ nguồn hỗ trợ này, gia đình tôi sẽ vươn lên thoát nghèo trong thời gian tới”.

Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3, năm 2023, huyện Đak Đoa được phân bổ hơn 1,3 tỷ đồng để triển khai hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo tại các xã: Hải Yang, Hneng, Kdang, Ia Băng và xã Trang.

Ông Trần Minh Đức-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Băng-cho biết: Năm 2023, UBND xã được phân bổ 263 triệu đồng để hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất. Để thực hiện hiệu quả dự án, UBND xã tiến hành họp dân, thành lập tổ cộng đồng nuôi bò gồm 16 hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo cùng 2 hộ có kinh nghiệm chăn nuôi tự nguyện tham gia giúp đỡ.

Trong quá trình thực hiện, các thành viên trong tổ xây dựng chuồng trại nuôi nhốt đảm bảo và tham gia tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho bò. Đặc biệt, UBND xã đưa các hộ đến nơi cung cấp bò giống để bà con tự lựa chọn bò. Đến nay, số bò sinh sản hỗ trợ phát triển tốt, một số con sắp sinh sản.

“Năm 2024, xã tiếp tục được phân bổ 300 triệu đồng thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3. Chúng tôi đã họp dân, chọn hộ thành lập tổ cộng đồng chăn nuôi bò sinh sản ở các thôn, làng để hỗ trợ kịp thời cho người dân”-ông Đức nói.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn, tổng nguồn vốn sự nghiệp của Tiểu dự án 1-Dự án 3 trong năm 2024 là hơn 28,8 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương hơn 26 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 2,5 tỷ đồng. Đến nay, các địa phương đang tập trung hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp theo đề xuất của nhóm cộng đồng thụ hưởng để sớm vươn lên thoát nghèo bền vững.

2-them-nguoi-dan-tu-chon-bo-giong-sinh-san.jpg
Người dân tự chọn bò giống sinh sản. Ảnh: N.D

Trao đổi với P.V, ông Y Nguyên Ênuôl-Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn-cho biết: Tiểu dự án 1-Dự án 3 thực sự là đòn bẩy giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên. Qua kiểm tra tại một số địa phương như: Chư Păh, Chư Pưh, Ia Pa, Mang Yang… các dự án hỗ trợ bò, dê sinh sản, vật tư nông nghiệp cho các tổ cộng đồng đang phát triển tốt. Người dân rất kỳ vọng vào nguồn hỗ trợ này.

“Thời gian tới, Chi cục tiếp tục phối hợp với các sở, ngành và địa phương hoàn thiện cơ chế chính sách và thực hiện tốt Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, đôn đốc, nhắc nhở, giải quyết kịp thời những khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện nằm giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nguồn sinh kế phát triển kinh tế, tạo đà vươn lên thoát nghèo bền vững”-ông Y Nguyên Ênuôl thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.