Hành trình 50 năm hội họa của họa sĩ Lê Huy Tiếp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Triển lãm 50 năm nghệ thuật sơn dầu và tranh in của họa sĩ Lê Huy Tiếp diễn ra từ ngày 24 - 30.12 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội), được thực hiện nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 (1950 - 2020) và ghi dấu hành trình 50 năm hội họa của ông.

Họa sĩ Lê Huy Tiếp bên tác phẩm Du thuyền “Cristal Symphonia” - Ảnh: NGỌC AN
Họa sĩ Lê Huy Tiếp bên tác phẩm Du thuyền “Cristal Symphonia” - Ảnh: NGỌC AN



120 tác phẩm hội họa (sơn dầu, acrylic, sơn mài, bút sắt, chì, than, màu nước) và đồ họa tranh in (khắc cao su, khắc kẽm, khắc đồng, in khô, in litho trên đá và bản kẽm, in độc bản, in lưới, in lõm) từ 12 bộ sưu tập bảo tàng và bộ sưu tập tư nhân tại Việt Nam, Úc và Mỹ được trưng bày, trong đó có thể kể đến những tác phẩm như Phố Khâm Thiên sau bom Mỹ (1972), Hòa bình (1986), Thái Bá Vân (1998), Trời và đất (2003), Du thuyền “Cristal Symphonia” (2013), các tác phẩm tranh in như bộ tranh Chiến tranh Việt Nam (1971 - 1973)... Những tác phẩm được trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007 của ông như Chiến tranh (1986), Eva trở về (1997), Môi trường biển (2001) cũng được giới thiệu tại triển lãm.

Theo họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Lê Huy Tiếp là người nhập cuộc táo bạo vào nền mỹ thuật Việt Nam; ông thuộc thế hệ họa sĩ thứ nhất của thời kỳ đổi mới và đã cùng các đồng nghiệp mở đầu câu chuyện đi trước đổi mới của mỹ thuật đương đại Việt Nam từ đầu những năm 1980. Trong không gian triển lãm, công chúng được thấy sự thay đổi về tư duy sáng tạo và ngôn ngữ tạo hình của họa sĩ Lê Huy Tiếp trong suốt 50 năm qua.

Theo NGỌC AN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).