Hà Bầu: An ninh trật tự chuyển biến tích cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hà Bầu từng là xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự của huyện Đak Đoa, Gia Lai nói riêng và của tỉnh nói chung. Tuy nhiên, với sự quyết tâm vào cuộc của hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã, tình hình an ninh trật tự ở Hà Bầu hiện đã có nhiều chuyển biến tích cực.

 Một góc xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa). Ảnh: H.C
Một góc xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa). Ảnh: H.C



Trước năm 2004, một số người dân ở các làng Ring, Rai, Dơng, Dơng Ngol, Nú, Ia Đất, Ia Mút (xã Hà Bầu) đã nghe theo lời kích động của kẻ xấu, tham gia gây rối trật tự công cộng, thậm chí chống lại những người thi hành công vụ và đi vượt biên. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 749-QĐ/TU ngày 30-6-2004 về phân công các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh phụ trách xã. Theo đó, Công an tỉnh được giao nhiệm vụ phụ trách giúp đỡ xã Hà Bầu. Huyện ủy Đak Đoa cũng phân công Ban Chỉ huy Quân sự huyện phụ trách giúp đỡ xã này. Sau một thời gian, Hà Bầu đã ổn định được tình hình, đảm bảo an ninh trật tự, đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hà Bầu tiếp tục tập trung lực lượng xuống cơ sở để củng cố, nâng cao thực lực hệ thống chính trị, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn. Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã cũng đã phân công cụ thể từng địa bàn, từng phần việc đến mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ, quản lý, giáo dục các đối tượng vi phạm, án treo, tha tù trước thời hạn...

Các ban an ninh nhân dân, 30 tổ tự quản, 25 tổ hòa giải ở thôn 76 và 7 làng đồng bào dân tộc thiểu số của xã đã tích cực phối hợp với các xã lân cận và các cơ quan chức năng tuyên truyền miệng, vận động bà con chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không nghe và không làm theo những lời xúi giục, kích động của kẻ xấu; kịp thời tố giác các hành vi phạm tội. Qua đó, bà con thêm đoàn kết, tương trợ lẫn nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống ấm no, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự thôn làng. Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn xã không xảy ra án nghiêm trọng. Ông Bdưn-Chủ tịch Hội Nông dân xã-cho biết: “2.074 hội viên đang sinh hoạt tại các chi hội Nông dân trong xã tích cực làm ăn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia xây dựng nông thôn mới, củng cố và xây dựng hệ thống chính trị ngày một tốt hơn. Hiện toàn xã chỉ còn 40 hộ thuộc diện nghèo, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu”.

Xã Hà Bầu hiện có gần 1.400 hộ với hơn 6.500 khẩu, trong đó có khoảng 98% dân số là người Jrai, Bahnar tại chỗ. Bà Dương Thị Kim Quy-Phó Chủ tịch UBND xã-thông tin: “Được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, xã Hà Bầu tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tập trung xây dựng thực lực chính trị, thực hiện tốt hương ước, quy ước, phát triển kinh tế, chăm lo sự nghiệp giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phát huy dân chủ, đảm bảo an ninh trật tự. Kinh tế phát triển, trật tự an toàn xã hội đảm bảo là điều kiện để xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2020”.

 HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.