Giọng quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữa thành phố gần 10 triệu dân, tôi lại gặp được nhiều đồng hương qua giọng nói chân chất, mộc mạc, bao nhiêu thương nhớ bỗng chốc hiện về. Thương người và thương quê!

1. Ngày hôm đó, tôi ghé nhà Nghệ nhân Ưu tú Hồng Oanh (phường Phước Long B, TP Thủ Đức), tham dự buổi sinh hoạt của CLB Ví giặm Nghệ Tĩnh phía Nam để có thêm tư liệu cho bài viết. Trong lúc trò chuyện với một thành viên CLB, tôi loáng thoáng thấy người đi vào, kèm sau đó câu chào: “Em chào mấy anh, mấy chị nha!”. Tôi sửng sốt vì cái giọng đó sao thân quen quá đỗi. Nhận ra người làng mình, tôi mừng rỡ: “Hòa, o Chắt ni?” (Trời ơi, o Chắt phải không?).

Tôi và o (cô) Chắt ở cùng xóm. Không ngờ lại gặp nhau giữa thành phố rộng lớn này. Dễ cũng hơn 10 năm, từ khi tôi xa nhà đi học rồi chuyển vào Nam sinh sống và làm việc. Lần tái ngộ không hẹn mà gặp này, nếu không nhờ giọng quê còn đặc sệt của o Chắt, cũng không dễ gì mà nhận ra được. Tôi cảm nhận được niềm vui của o Chắt trên khuôn mặt, từ cái nắm tay bịn rịn: “Cha mẹ ở nhà khỏe chây?” (Cha mẹ ở nhà khỏe không?). Tôi lần lượt trả lời những câu hỏi của o Chắt, lòng ngất ngây như đang được trò chuyện cùng với mẹ, với các o ở làng; như đang được sống giữa miền quê nghèo thanh bình xứ Nghệ.

Trong lúc tôi và o Chắt trò chuyện với nhau, có những ánh mắt đổ dồn về chúng tôi. Đó là các thành viên của CLB Ví giặm Nghệ Tĩnh phía Nam, cũng là đồng hương. Có người đến từ Hà Tĩnh, người từ các huyện của Nghệ An như: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc… Cũng phải nói thêm rằng, ở xứ Nghệ (và dường như nhiều nơi khác cũng vậy), mỗi vùng lại có âm điệu và phương ngữ khác nhau. Ngay ở huyện Quỳnh Lưu quê tôi, mỗi xã lại có giọng nói riêng. Bởi vậy, khi tôi và o Chắt dùng phương ngữ, không phải ai cũng hiểu.

Không chỉ được nghe lại giọng quê mình, ngày hôm đó tôi còn được đắm chìm trong những thanh âm của xứ Nghệ với những “mô, tê, răng, rứa”; với những làn điệu ví giặm ân tình mà da diết: Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục. Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh. Thuyền em lên thác xuống gềnh. Nước non là nghĩa là tình ai ơi…


 

Khách đi chợ Bà Hoa không chỉ tìm mua đặc sản miền Trung mà còn để nghe giọng quê chân chất từ những đồng hương xứ Quảng. Ảnh: THIÊN THANH
Khách đi chợ Bà Hoa không chỉ tìm mua đặc sản miền Trung mà còn để nghe giọng quê chân chất từ những đồng hương xứ Quảng. Ảnh: THIÊN THANH



2. Tôi có một người bạn thân gốc Quảng Nam. Anh vào TPHCM ngót nghét cũng 20 năm tròn. Nói chuyện với chúng tôi, anh thường dùng giọng miền Nam, còn mỗi khi nói chuyện với đồng hương hay gọi điện về nhà, thể nào anh cũng dùng giọng Quảng, đúng kiểu “Quảng Nôm có xe lôm xe độp” (Quảng Nam có xe lam, xe đạp).

Như bất kỳ một người tha phương nào, thỉnh thoảng nỗi nhớ nhà, nhớ quê lại cồn cào trong lòng anh. Dù không ở gần chợ Bà Hoa, nhưng không ít lần anh lại chạy xe đến đó để được ăn bát mì Quảng, đĩa hến xúc bánh tráng. Ăn để cho thỏa nỗi nhớ. Anh bảo, đó là Quảng Nam thu nhỏ giữa lòng TPHCM.

Một chiều của tháng Chạp, tôi quyết định ghé chợ Bà Hoa để được tận mục sở thị những điều mà anh bạn người Quảng nói. Chợ nằm ở cuối đường Trần Mai Ninh (quận Tân Bình, TPHCM). Lâu nay, nghe đến chợ Bà Hoa, tôi cứ đinh ninh đó là một ngôi chợ mà trên cổng chợ sẽ đề tên “Chợ Bà Hoa” như rất nhiều ngôi chợ khác.

Nhưng thực tế không phải, đó là chợ phường 11 của quận. Lịch sử tên chợ đã có nhiều người biết, thông tin cũng đầy ắp trên mạng nên có lẽ tôi không cần nói thêm. Và đúng như anh bạn nói, bao nhiêu sản vật của Quảng Nam nói riêng, của miền Trung nói chung đều có ở đây. Nào các loại bánh dân dã mang đậm hương vị quê nhà như bánh ít, bánh ú, bánh bèo, bánh đúc…; nào mì Quảng, cao lầu Hội An, và nữa là các loại mắm được làm từ cá biển…

Nhưng ấn tượng hơn cả chính là thanh âm đến từ những cuộc trò chuyện, lời chào hàng, trả giá rôm rả. Cũng như bao ngôi chợ khác khắp đất Việt, ở đây, tôi nghe ra những giọng nói đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Trong một chốc, tôi ngỡ mình đang đứng giữa mảnh đất nào đó ở miền Trung!

Sau khi đi tham quan hết chợ Bà Hoa, ghé vào một hàng súp cua bên hông chợ, tôi gọi một chén ăn thử. Chủ hàng là chị Lài, 50 tuổi, người Quảng Ngãi. Ban đầu, nghe giọng chị, tôi buột miệng hỏi: “Chị đến từ Quảng Nam hay Quảng Ngãi đó?”. Chị Lài cười hiền hậu: “Giọng chị nói khó nghe quá hả? Để chị nói giọng Nam nghe!”.

Tôi liền xua tay: “Không, em nghe được. Chỉ là chưa phân biệt được giữa Quảng Nam hay Quảng Ngãi thôi”. Khi biết tôi cũng là gốc miền Trung, chị Lài bắt đầu cởi mở hơn và theo đúng “nguyện vọng” của tôi, chị giữ giọng Quảng Ngãi. Trong lúc trò chuyện với chị, thú thực là có một vài từ, tôi không nghe rõ và phải hỏi lại chị.

“Chị vô đây 20 năm rồi đó em, vẫn nói tiếng Quảng không hà! Lúc nào có người ở vùng khác đến, họ không hiểu nên mình phải đổi sang giọng Nam. Giọng Nam nghe thì nhỏ nhẹ, còn giọng Quảng thì chân chất, thấy thương nhiều lắm”, chị Lài giãi bày.

3. Năm 2020 vừa qua, mảnh đất miền Trung đã phải gồng gánh trên mình biết bao tai ương: hết dịch Covid-19 lại đến bão lũ. Trận lũ này chưa kịp qua, trận lũ khác đã ngấp nghé. Người ở nhà mất ăn mất ngủ đã đành, nhưng những đứa con xa quê cũng có lúc nào yên giấc.

Những ngày đó, tôi đã xúc động khi được chứng kiến biết bao tấm lòng cùng hướng về miền Trung. Bạn tôi, nhà văn - nhà báo Phương Huyền (quê Quảng Bình) đã cùng nhóm bạn quyên góp được gần 1,7 tỷ đồng, gồm hiện kim và hiện vật hỗ trợ đồng bào các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi. Hay như đại diện Quỹ Khuyến học Nguyễn Hiến Lê cũng đã đi về miền Trung để săn sóc sự học cho em nhỏ sau khi lũ qua.

Hẳn rằng, mỗi người sẽ có một lý do khác nhau, dẫn đến một kết cục chung là tha phương. Như tôi, từ một cuộc phiêu lưu tuổi trẻ; rồi vì những ân tình nhận được từ thành phố phương Nam này đã quyết định ở lại, “bén rễ” đến tận hôm nay. Như chị Lài, đơn giản là vì “vào cho con cái có điều kiện ăn học!”.

Nhưng dù với bất kỳ lý do nào, trong lòng của những người con trót mang thân phận tha phương ấy, quê xứ vẫn luôn luôn ở đó. Rõ nhất là qua những giọng quê vẫn luôn âm vang. Và dường như, cũng nhờ điều đó khiến cho thành phố sôi động bậc nhất nước cũng trở nên đa thanh và đa điệu hơn.

Theo HỒ SƠN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.