Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để học sinh trải nghiệm và phát triển tư duy sáng tạo, Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa (phường Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã triển khai có hiệu quả mô hình “Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo”. Mô hình tạo được sức hút lớn, góp phần rèn kỹ năng sống cho các em.

Sau tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi, em Phan Thị Hương Thảo (lớp 5/1) cùng các bạn ùa xuống sân trường để tham gia hoạt động tập thể trong niềm háo hức. Trước đây, vào giờ ra chơi, các em chỉ quanh quẩn trong lớp hoặc xuống sân tập thể dục giữa giờ. Với những “Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo”, giờ đây, các em được trang bị thêm nhiều kỹ năng cần thiết và tham gia một số hoạt động ý nghĩa.

Thảo chia sẻ: “Với vai trò Liên Đội trưởng, em cùng 15 bạn trong đội cờ đỏ cùng nhau hướng dẫn cho các bạn tập dân vũ hay chơi các trò chơi dân gian như: kéo co, ô ăn quan, nhảy lò cò, nhảy dây…

Đặc biệt, chúng em còn được tham gia làm các sản phẩm khéo tay như: vẽ thiệp tặng mẹ, trang trí thư viện góc lớp, treo bản đồ Việt Nam… Các hoạt động này giúp chúng em thoải mái tinh thần để bước vào giờ học mới”.

Hoạt động nhảy dân vũ trong giờ ra chơi thu hút đông đảo học sinh tham gia. Ảnh: M.K

Hoạt động nhảy dân vũ trong giờ ra chơi thu hút đông đảo học sinh tham gia. Ảnh: M.K

Cũng háo hức, mong chờ đến giờ ra chơi, em Nguyễn Khánh Thy (lớp 3/2) bày tỏ: “Sau những giờ học căng thẳng, chúng em rất hào hứng, thoải mái với các hoạt động trong giờ ra chơi. Em thích nhất hoạt động đọc sách tại thư viện góc lớp, thư viện ngoài trời hoặc cùng các bạn chăm sóc cây xanh.

Ngoài ra, hoạt động dọn vệ sinh khuôn viên lớp học, sân trường cũng giúp chúng em hình thành thói quen không vứt rác bừa bãi và biết phân loại rác thải nhựa.

Những giờ ra chơi ý nghĩa đã giúp chúng em hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. Chúng em cũng trở nên mạnh dạn, tự tin hơn sau khi tham gia các hoạt động”.

Hoạt động chăm sóc cây xanh giúp học sinh nâng cao kỹ năng sống. Ảnh: Mai Ka

Hoạt động chăm sóc cây xanh giúp học sinh nâng cao kỹ năng sống. Ảnh: Mai Ka

Theo cô Lê Thị Kim Cúc-Tổng phụ trách Đội: Thực hiện kế hoạch năm học 2023-2024, Liên Đội đã triển khai mô hình “Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo” với các hoạt động phong phú. “Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo” được Liên Đội tổ chức thường xuyên và đổi mới cách làm.

Bên cạnh hoạt động như: đọc sách tại thư viện góc lớp, thư viện ngoài trời; tham gia phong trào “Đọc và làm theo báo Đội”… các em còn hào hứng khi được hòa mình vào chuỗi các hoạt động như: thiết kế, trình bày thiệp tặng mẹ, tặng cô và các chú bộ đội; nhảy dân vũ; treo bản đồ Việt Nam; xây dựng và trang trí thư viện góc lớp…

“Nhờ việc tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, khoa học mà giờ ra chơi tuy chỉ 15-20 phút nhưng đã tạo hiệu ứng tích cực và được các bậc phụ huynh đồng tình, ủng hộ. Trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, học sinh được vận dụng kiến thức, kỹ năng để áp dụng vào thực tế, góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho các em”-cô Cúc khẳng định.

Trao đổi cùng P.V, cô Phan Thị Sinh-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Mô hình “Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo” tạo ra môi trường thân thiện, gần gũi để học sinh được trải nghiệm, khơi nguồn sáng tạo và phát triển khả năng tư duy. Chúng tôi căn cứ vào điều kiện thực tế của trường, của Liên Đội để sáng tạo mô hình, cách làm phù hợp, hiệu quả.

Với các nội dung thiết thực, mang tính trải nghiệm, sáng tạo đảm bảo được các yêu cầu giáo dục, tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, mô hình “Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo” đã thu hút học sinh và tạo được niềm hứng khởi, rèn luyện kỹ năng sống cho các em.

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.