Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận 2 tỉ phí lót tay để đảo nhóm nợ xấu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận 2 tỉ đồng tiền phí ngoài để giúp một công ty đảo nhóm nợ.

Theo đơn kêu cứu khẩn cấp của bà N.T.L. và bà L.N.Q, Giám đốc chi nhánh Ba Đình của Ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà Nội (SHB chi nhánh Ba Đình) đã nhận 2 tỉ đồng và một cán bộ phụ trách tín dụng tên H. nhận 500 triệu đồng để ngân hàng SHB hỗ trợ công ty của bà L và bà Q làm công văn gửi tới Trung tâm tín dụng quốc gia CIC đưa công ty của họ về nợ nhóm I.

Sự việc được viết tố cáo như sau: “Giữa công ty chúng tôi và SHB Ba Đình có ký kết hợp đồng tín dụng (Tổng hạn mức là 300 tỉ đồng, tài sản đảm bảo là sổ tiền gửi trị giá 210 tỉ đồng và 150 tỉ mệnh giá cổ phần công ty).

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 xảy ra từ đầu năm 2020 cho tới nay làm ảnh hưởng nặng nề tới công tác thu nộp của công ty, do vậy xảy ra tình trạng một số khế ước trả nợ quá hạn.

Theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13.03.2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19; và Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02.04.2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13.3.2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Công ty chúng tôi hoàn toàn được hỗ trợ theo hướng dẫn và chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, cán bộ ngân hàng SHB Ba Đình đã làm trái chỉ đạo trên, đồng thời ép buộc chúng tôi phải nộp các loại chi phí ngoài để được họ hỗ trợ làm theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

“Nhiều lần cán bộ SHB Ba Đình yêu cầu chúng tôi phải nộp các chi phí ngoài. Tổng cộng nộp cho Giám đốc SHB chi nhánh Ba Đình nhận 2 tỉ đồng, một cán bộ phụ trách tín dụng nhận 500 triệu đồng để hỗ trợ công ty chúng tôi làm công văn đưa lên trung tâm tín dụng quốc gia CIC để chuyển nợ về nhóm I.

Tuy nhiên, đến tháng 1.2022, SHB Ba Đình đã lại lần nữa đưa công ty chúng tôi lên nhóm IV (nhóm nợ xấu). Thu 210 tỉ đồng tiền gửi không trả lãi.

Mặc dù, tháng 11.2021, họ đã đồng ý phương án cơ cấu, giữ nhóm nợ số I cho công ty chúng tôi. Việc làm của SHB Ba Đình đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng vốn của công ty chúng tôi (toàn bộ hạn mức ở các Ngân hàng khác bị đóng băng và phong tỏa); ảnh hưởng trực tiếp đến hàng ngàn lao động, nhất là trong thời điểm cuối năm (năm 2020, 2021)”, nội dung trong đơn viết.

Đơn thư cũng gửi kèm nhiều tài liệu chứng minh hành vi giao nhận giữa hai bên đã hoàn thành.

PV Báo Lao Động đã liên hệ với SHB Ba Đình để xác minh thông tin đa chiều song không nhận được sự phối hợp tích cực nào.

https://laodong.vn/tien-te-dau-tu/giam-doc-shb-ba-dinh-bi-to-nhan-2-ti-phi-lot-tay-de-dao-nhom-no-xau-1024785.ldo
 

Theo Lan Hương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng thuế điện tử (eTax). Ảnh: Internet

Toàn bộ hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

(GLO)- Theo thông tin Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa (Cục Thuế) cho biết, từ 8 giờ ngày 17-3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12-3 đến 8 giờ ngày 17-3) để phục vụ nâng cấp, chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.

Theo công bố của Cục Thuế tỉnh Gia Lai, có 83.053 hóa đơn điện tử đủ điều kiện tham gia kỳ lựa chọn "Hóa đơn may mắn" quý III năm 2024. Ảnh: Sơn Ca

Gia Lai có 334 người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (trước đây) về việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai có 334 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Bắt kịp xu thế

Bắt kịp xu thế

Liên quan quản lý tiền kỹ thuật số (tiền số, 'tiền ảo'), Tổng Bí thư Tô Lâm vừa nhấn mạnh không để chậm chân, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới cũng như những phương thức giao dịch hiện đại.