Giá rau muống, rau thơm tăng gấp đôi trên thị trường Hà Nội sau bão Yagi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các tiểu thương cho biết, giá rau xanh tăng từng ngày do những vựa rau cung cấp cho thị trường Hà Nội ở Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên... đều bị ảnh hưởng sau bão.
Giá rau xanh, đặc biệt là các loại rau ăn lá "leo" cao tại các chợ truyền thống Hà Nội sau ảnh hưởng của bão. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)

Giá rau xanh, đặc biệt là các loại rau ăn lá "leo" cao tại các chợ truyền thống Hà Nội sau ảnh hưởng của bão. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)

Sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, giá các mặt hàng thực phẩm như thịt, cá... tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều biến động.

Giá các mặt hàng rau, củ, quả ghi nhận mức tăng mạnh sau bão, đặc biệt đối với các loại rau ăn lá.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus trong sáng nay 11/9, tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội như chợ Nguyễn Công Trứ, chợ Nguyễn Cao, chợ Ngọc Hà, chợ Hôm Đức Viên... một số loại rau xanh, củ, quả, đặc biệt là rau ăn lá, rau gia vị vẫn tiếp tục "leo giá" từng ngày.

Cụ thể, rau muống tăng gấp đôi lên 30.000 đồng/mớ; rau ngót, rau dền có giá từ 15.000-20.000 đồng/mớ; rau mồng tơi 20.000 đồng/mớ; cải xanh từ 28.000-30.000 đồng/kg; rau ngải cứu từ 12.000-13.000 đồng/mớ; nhiều loại rau thơm tăng gấp đôi so với trước bão... Thậm chí, mớ rau được người mua đánh giá là ít hơn so với ngày thường.

Các tiểu thương cho biết, giá rau xanh tăng từng ngày do những vựa rau cung cấp cho thị trường Hà Nội ở Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên... đều bị ảnh hưởng sau bão.

"Những đầu mối cung ứng rau xanh ở các vùng ngoại thành và các tỉnh ven Hà Nội đều bị ngập nên không có rau để bán. Thiếu hụt nhiều nhất là các loại rau ăn lá như rau muống, rau cải, xà lách...," bà Hiền, tiểu thương tại chợ Hôm Đức Viên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.

Giá các loại củ, quả như cà rốt, bí xanh, bí đỏ... cũng tăng thêm từ 5 - 15.000 đồng/kg, tùy loại: Cà rốt có giá 25.000 đồng/kg; khoai tây 20.000 đồng/kg; khoai lang dao động từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg; bầu 25.000 đồng/kg; bí xanh 25.000-30.000 đồng/kg...

Trong khi đó, giá một số mặt hàng thực phẩm khác như thịt lợn, thịt gà... không có nhiều biến động so với trước bão. Theo chia sẻ của một số tiểu thương, do nguồn cung ổn định (nhập hàng từ nhiều hộ chăn nuôi lợn, bò...) nên giá các loại thịt không tăng nhiều trong đợt mưa bão.

Giá thịt lợn dao động từ 180.000-250.000 đồng/kg (tùy loại); thịt bò có giá bán ở mức từ 310.000-360.000 đồng/kg (tùy loại); thịt gà ta từ 130.000-160.000 đồng/kg, (tùy loại)...

Một số loại thực phẩm khác cũng duy trì mức giá ổn định: cá chép dao động từ 60.000-70.000 đồng/kg, cá rô phi 45.000-55.000 đồng/kg, cá trắm 80.000 đồng/kg; cá mè giá từ 40.000-50.000 đồng/kg; cá lóc 70.000-80.000 đồng.kg; ốc mít 70.000 đồng/kg; trứng gà 35.000 đồng/10 quả...

Khảo sát tại một số hệ thống siêu thị tại Hà Nội, do có sự chuẩn bị nguồn cung từ các trang trại, doanh nghiệp thuộc hệ thống, cũng như sự kết nối từ các nguồn cung, các nhà cung cấp từ trước, nên nguồn rau xanh, thực phẩm, thịt cá không thiếu, giá cả vẫn ổn định.

Các hệ thống siêu thị đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho người dân. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)

Các hệ thống siêu thị đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho người dân. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)

Tại các hệ thống WinMart, lượng khách tới siêu thị không quá đông, nhưng rau hết nhanh vì hàng chưa về nhiều.

Theo đại diện Central Retail Việt Nam, siêu thị GO!, Big C miền Bắc thuộc hệ thống đã chủ động làm việc với nhà cung cấp, tăng gấp đôi nguồn cung ứng hàng hóa rau củ quả tươi sống (hàng thiết yếu), đảm bảo không xảy ra tình trạng khan hàng sốt giá.

Tại các Trung tâm Bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON khu vực phía bắc đã nâng lượng hàng dự trữ gấp 2-3 lần ngày thường (đặc biệt là với các mặt hàng đồ tươi sống) nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân cho các sản phẩm: Gạo, mỳ tôm các loại, rau, củ, quả các loại, Thịt, cá, đồ đông lạnh, sữa uống các loại.

Trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, Bộ Công Thương khuyến cáo người dân bình tĩnh, dự trữ nguồn nhu yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do cơn Bão số 3 gây ra.

"Bộ Công Thương đã có Công văn số 6813/BCT-TTTN gửi Sở Công Thương tại 35 tỉnh/thành phố để chuẩn bị, điều phối hàng hóa thiết yếu nói chung và mặt hàng xăng dầu nói riêng để kịp thời cung ứng, đảm bảo số lượng hàng hóa, lương thực, thực phẩm sẵn sàng huy động đưa ra thị trường phục vụ nhân dân," ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cung cấp thông tin.

Theo Việt Anh (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chị Lê Thị Thúy Nga (tổ 1, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) tranh thủ mua sắm trong giờ nghỉ trưa. Ảnh: T.N

Săn sale dịp Tết

(GLO)- Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, nhiều người tiêu dùng có thói quen “săn sale” bởi đây là cách tiết kiệm hiệu quả cả về chi phí lẫn thời gian, nhất là vào những dịp lễ, Tết.

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

(GLO)- Ngày 17-1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.

Ảnh: Internet

VinFast VF5 là xe ô tô bán chạy nhất thị trường Việt Nam năm 2024

(GLO)- Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng ô tô nhập khẩu về thị trường Việt Nam năm 2024 đạt 173.561 chiếc, trị giá 3,62 tỷ USD (tăng 45,8% về lượng và tăng 27,6% về trị giá so với năm 2023). Còn tại thị trường trong nước, VinFast VF5 là xe ô tô bán chạy nhất năm với 32.000 chiếc.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.