Gia Lai xét chọn 3 chỉ tiêu cử tuyển đào tạo đại học ngành Giáo dục Tiểu học và Y khoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Thông báo số 46/TB-UBND về kế hoạch xét chọn 3 học sinh để cử đi đào tạo trình độ đại học theo chế độ cử tuyển năm 2023.

Theo đó, năm 2023, tỉnh Gia Lai được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt 3 chỉ tiêu đào tạo cử tuyển trình độ đại học gồm: 1 chỉ tiêu đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học; 2 chỉ tiêu đào tạo ngành Y khoa.

Đối tượng cử tuyển là người dân tộc thiểu số rất ít người; người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Học sinh cử tuyển phải đảm bảo các tiêu chuẩn như: Thường trú từ 5 năm liên tục trở lên (tính đến tháng 10-2023) tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này; không quá 22 tuổi tính đến tháng 10-2023, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành; xếp loại hạnh kiểm của các năm học bậc THPT đạt loại tốt; xếp loại học lực của các năm học bậc THPT đạt loại khá trở lên; có thời gian học đủ 3 năm học và tốt nghiệp THPT tại tỉnh Gia Lai hoặc tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú.

Học sinh cử tuyển phải người dân tộc thiểu số rất ít người; người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số. Ảnh: Đức Thụy

Học sinh cử tuyển phải người dân tộc thiểu số rất ít người; người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số. Ảnh: Đức Thụy

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, sinh viên tốt nghiệp đại học được tham gia tuyển dụng vào vị trí việc làm tương ứng là 1 chỉ tiêu Giáo dục Tiểu học: Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro); 2 chỉ tiêu Y khoa: 1 bác sĩ Trạm Y tế thị trấn Kông Chro; 1 bác sĩ Trạm Y tế xã Chơ Glong, huyện Kông Chro.

Hồ sơ đăng ký xét cử tuyển gồm có: Đơn đăng ký xét học theo chế độ cử tuyển; sơ yếu lí lịch; bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính giấy khai sinh; giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp; bản sao có chứng thực hoặc bản chính học bạ bậc THPT; bằng tốt nghiệp THPT (bản sao hoặc bản photocopy được chứng thực từ bản gốc) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời trong thời hạn có giá trị; 2 ảnh chân dung (cỡ 4 cm x 6 cm), chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; 1 bì thư có dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của người đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển; các loại giấy tờ hưởng chế độ ưu tiên: Giấy chứng nhận con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh (nếu có).

Người đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển nộp hồ sơ trong thời hạn 30 ngày (kể từ ngày 21-10-2023), và nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng Quản lý chất lượng và Giáo dục Chuyên nghiệp), số 56 Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku; điện thoại người tiếp nhận: 0987.008.379 (gặp ông Tô Toàn Khanh) hoặc nộp qua hệ thống Dịch vụ công một cửa của tỉnh (gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo).

Có thể bạn quan tâm

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Ngày 4 và 5-5, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 2 năm 2024. Kết quả bài thi này là một trong những phương thức dành cho thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành đào tạo chính quy của trường.

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung. 
Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

(GLO)- Những con số của sử liệu thường khô cứng, vì thế không gì dễ đi vào lòng người bằng bài học lịch sử trực quan, sinh động, bằng “mắt thấy, tai nghe”. Một khi tình yêu quê hương đất nước được bồi đắp, trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc cũng được nhân lên.