Gia Lai xét chọn 13 chỉ tiêu cử tuyển đào tạo đại học các ngành sư phạm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thông báo kế hoạch xét chọn học sinh để cử đi đào tạo trình độ đại học theo chế độ cử tuyển năm 2024.

viec-tang-cuong-tieng-viet-cho-tre-nguoi-dtts-duoc-cac-truong-vung-kho-dac-biet-chu-trong-anh-moc-tra-7834.jpg
Trong số 13 chỉ tiêu cử tuyển xét chọn năm 2024 có 7 chỉ tiêu đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục Mầm non. Ảnh: Mộc Trà

Theo đó, năm 2024, tỉnh Gia Lai được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phê duyệt 13 chỉ tiêu đào tạo trình độ đại học, bao gồm: 7 chỉ tiêu ngành Giáo dục Mầm non; 5 chỉ tiêu ngành Giáo dục Tiểu học và 1 chỉ tiêu ngành Sư phạm Tin học.

Sau khi hoàn thành đào tạo, sinh viên tốt nghiệp đại học được tham gia tuyển dụng vào vị trí việc làm tại các địa phương trong tỉnh. Cụ thể, đối với 7 chỉ tiêu ngành Giáo dục Mầm non, xã Ayun (huyện Chư Sê) có 1 chỉ tiêu; xã Đak Rong (huyện Kbang) 3 chỉ tiêu; xã Kon Pne (huyện Kbang) 2 chỉ tiêu; xã Đak Song (huyện Kông Chro) 1 chỉ tiêu.

Đối với 5 chỉ tiêu ngành Giáo dục Tiểu học, xã Ayun có 3 chỉ tiêu; xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện) 1 chỉ tiêu; xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện) 1 chỉ tiêu. 1 chỉ tiêu ngành Sư phạm Tin học còn lại cũng thuộc về xã Ayun.

Đối tượng xét chọn là người dân tộc thiểu số rất ít người; người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Người được xét chọn phải đảm bảo các tiêu chuẩn: thường trú từ 5 năm liên tục trở lên (tính đến tháng 10-2024) tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có 1 trong 2 bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này; không quá 22 tuổi tính đến tháng 10-2024, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.

Cùng với đó, xếp loại hạnh kiểm của các năm học cấp THPT đạt loại tốt; xếp loại học lực của các năm học cấp THPT đạt loại khá trở lên; có thời gian học đủ 3 năm học và tốt nghiệp THPT tại tỉnh Gia Lai hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

Người đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển nộp hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 14-10-2024 tại Văn phòng Sở GD-ĐT (số 56 Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (gửi về Sở GD-ĐT).

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.