Gia Lai trong mắt du khách nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ đầy quyến rũ, Gia Lai không chỉ thu hút khách du lịch trong nước mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách nước ngoài.
Địa hình đồi núi đan xen của các ngọn núi, thung lũng với không khí mát mẻ đã biến Gia Lai trở thành một điểm đến hấp dẫn. Bên cạnh đó, Gia Lai còn sở hữu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc bản địa Bahnar, Jrai. Những điều này khiến du khách nước ngoài vô cùng thích thú khi được khám phá, trải nghiệm.
Du khách thích thú chụp hình lưu niệm bên nhà rông truyền thống. Ảnh: N.T
Du khách thích thú chụp hình lưu niệm bên nhà rông truyền thống. Ảnh: N.T

Theo thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, trong 3 tháng đầu năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến Gia Lai ước đạt 257.000 lượt, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 3.700 lượt, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái; khách nội địa đạt 253.300 lượt, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh thu ước đạt 72 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Bị cuốn hút bởi cảnh sắc hùng vĩ của đại ngàn, vào dịp cuối năm, khi công việc đã hoàn tất, anh Silvano đến từ TP. Almere (Hà Lan) đều chọn Gia Lai là nơi cùng bạn bè thư giãn, trải nghiệm. Anh cho biết: “Là người ưa mạo hiểm và di chuyển nên tôi rất thích những cung đường lên xuống, uốn lượn bao quanh núi rừng của Gia Lai. Vào những ngày cuối năm, tôi với các bạn thường tập trung lại đi xe máy dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, qua các đèo để tận hưởng hết vẻ đẹp của cao nguyên hoang sơ. Cảnh đẹp hùng vĩ xen lẫn mùi hương cỏ hoa khiến chúng tôi rất thích thú”.
Không chỉ chinh phục du khách nước ngoài bởi địa hình, khí hậu lý tưởng, Gia Lai còn thuyết phục những du khách khó tính nhất bởi nền ẩm thực rất phong phú, đặc trưng như phở khô, thịt bò một nắng, gà nướng cơm lam… cùng những đồ uống đậm hương vị núi rừng như rượu cần, cà phê. Đến Gia Lai, ông Gregov Liebscher (thủ đô Berlin, Đức) đã không khỏi ngỡ ngàng trước ẩm thực đặc trưng của cao nguyên. “Tôi rất ấn tượng với món phở khô bởi nó khá lạ so với món ăn ở các nước tôi đã đi qua. Và cà phê, rất khó có thể mô tả hương vị của nó, vừa thơm lại vừa có vị đắng rất riêng. Tôi khá là thích thú!”-ông Gregov Liebscher cho hay.
Hiện nay, theo nhận định của các công ty du lịch lữ hành, sở thích và phong cách du lịch của khách quốc tế rất khác so với gu của khách trong nước. Khách nước ngoài thích những nơi chưa bị “thương mại hóa”, không ồn ào xô bồ, còn giữ nguyên bản sắc văn hóa truyền thống và Gia Lai đáp ứng được những yếu tố này.
Bà Trương Thị Phương Nga-Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại Du lịch Sinh thái Gia Lai-nhận định: “Với gần nửa dân số là đồng bào Jrai và Bahnar, Gia Lai vẫn còn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống qua các lễ hội như: Pơthi, Mừng lúa mới… Ngoài ra, Gia Lai còn có Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh với thảm thực vật phong phú, là một trong những nơi thích hợp để tổ chức tour đi bộ, ngắm voọc… Đây chính là điểm nhấn hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Đặc biệt, du khách Pháp thường thích tham quan tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt, văn hóa của người dân bản địa”.
Hoa Muồng bên đồi chè Bàu Cạn. Ảnh: M.Thi
Hoa Muồng bên đồi chè Bàu Cạn. Ảnh: M.Thi
Tuy nhiên, để du khách sẵn sàng quay trở lại, tỉnh cũng cần có sự đổi mới, đầu tư mạnh mẽ hơn nữa. Ông Gregov Liebscher bày tỏ: “Tôi thấy Gia Lai còn khá ít hoạt động giải trí, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế nên phải có hướng dẫn viên du lịch chúng tôi mới hiểu hết được về mảnh đất và con người nơi đây”.
Theo bà Trương Thị Phương Nga, tỉnh cũng cần mở rộng thêm hệ thống nhà hàng đạt chuẩn để phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, để gìn giữ nét văn hóa truyền thống, cần sửa chữa, tôn tạo một số nhà rông truyền thống tại các làng và hạn chế dần nhà rông văn hóa. Gia Lai cũng cần có các lớp tập huấn về cách giao tiếp với khách du lịch, tuyên truyền bảo vệ môi trường, tập trung phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng một số homestay do chính người dân bản địa làm chủ… nhằm xây dựng ngành Du lịch ngày một chuyên nghiệp, hiện đại và năng động hơn.
 NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.