Gia Lai triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2604/KH-UBND về triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch số 2604/KH-UBND ban hành nhằm mục đích phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các chính sách an sinh xã hội, bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại cho phụ nữ và trẻ em, các thành viên gia đình, người làm công tác bình đẳng giới và trẻ em. Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.
Truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022
Truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022. Ảnh: M.H
Việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của Tháng hành động cần tuân thủ các quy định về phòng-chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động.
Chủ đề của tháng hành động năm nay là “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Thời gian từ ngày 15-11 đến 15-12-2022.
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND TP. Pleiku và các ngành liên quan tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về Bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2022, dự kiến diễn ra vào ngày 15-11-2022 tại TP. Pleiku.
Đối với cấp huyện, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, UBND các huyện, thị xã, tổ chức phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.
Các hoạt động triển khai trong Tháng hành động là xây dựng kế hoạch và ban hành hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động trong Tháng hành động năm 2022 tại ngành, tổ chức và địa phương một cách thực chất, hiệu quả, tránh hình thức.
Tuyên truyền phòng-chống bạo lực gia đình trên địa bàn TP. Pleiku. Ảnh: Hà Tây
Tuyên truyền phòng-chống bạo lực gia đình trên địa bàn TP. Pleiku. Ảnh: Hà Tây
Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động với hình thức phù hợp; tăng cường tuyên truyền về chủ đề, thông điệp và các hoạt động của Tháng hành động trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và tình hình thực tế; Thực hiện tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình; Truyền thông trên hệ thống thông tin cơ sở ở các xã, phường, thị trấn; Đẩy mạnh truyền thông xã hội qua các trang thông tin điện tử, báo mạng, các kênh mạng xã hội...
Bên cạnh đó, tổ chức các diễn đàn, đối thoại, tập huấn về các nội dung liên quan đến chủ đề của Tháng hành động năm 2022; tuyên truyền về các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nói chung và phụ nữ, trẻ em nói riêng, vai trò của việc tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái trong việc thúc đẩy bình đẳng giới; Tổ chức hoạt động hỗ trợ các nạn nhân, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; phòng ngừa, ứng phó bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em nói chung và công tác triển khai Tháng hành động năm 2022 nói riêng.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh huy động các nguồn lực để triển khai Tháng hành động, tăng cường xã hội hóa các hoạt động truyền thông và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân bị xâm hại, bạo lực, mua bán, bóc lột. Tăng cường các hình thức kiểm tra về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong Tháng hành động. Xử lý nghiêm các vi phạm về bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở: Lao động-Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. 
LỆ HẰNG

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.