Gia Lai: Trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành về sử dụng hệ thống NIIC cho 36 cán bộ y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 ngày 30 và 31-7, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên mở lớp tập huấn thống kê, báo cáo trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia (NIIS) cho 36 cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện.

Lớp tập huấn do Dự án Vì sự sống còn, phát triển của trẻ em và môi trường (Dự án CSDE) do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) viện trợ không hoàn lại hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ tiêm chủng mở rộng. Qua tập huấn, các cán bộ y tế được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành về sử dụng hệ thống NIIS.

Quang cảnh lớp tập huấn thống kê, báo cáo trên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia (NIIS). Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh lớp tập huấn thống kê, báo cáo trên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia (NIIS). Ảnh: Như Nguyện

Tại lớp tập huấn, các học viên được giảng viên hướng dẫn sử dụng hệ thống NIIS; quy trình tổng hợp báo cáo kết quả tiêm chủng; quy trình lưu trữ và gửi báo cáo trên hệ thống NIIS; hướng dẫn cài đặt, đăng ký, sử dụng sổ tiêm chủng điện tử; quy trình quản lý tài khoản trên hệ thống NIIS; hướng dẫn thống kê số liệu tiêm chủng các vắc xin; khai thác và sử dụng số liệu tiêm chủng từ hệ thống NIIS và quản lý đối tượng tiêm chủng và hướng dẫn sử dụng hệ thống NIIS.

Hệ thống NIIS được triển khai từ năm 2017. Đến nay, các cơ sở tiêm chủng từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, phường áp dụng và đã giúp làm giảm gánh nặng công việc, tăng hiệu quả công tác tiêm chủng trên toàn quốc.

Ngoài quản lý dữ liệu tiêm chủng cá nhân, hệ thống NIIS giúp các tuyến tạo các báo cáo kết quả tiêm chủng, lập kế hoạch tiêm chủng hàng tháng, quản lý các trường hợp chưa được tiêm chủng, chưa tiêm đủ mũi….

Theo kế hoạch hoạt động năm 2024-2025, Dự án CSDE do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) viện trợ không hoàn lại sẽ hỗ trợ tổ chức 19 lớp tập huấn trong năm 2024 về hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia cho cán bộ y tế tuyến huyện và xã tại tỉnh Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.