Gia Lai thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về cơ cấu lại ngành Nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 30-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 433/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về cơ cấu lại ngành ông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Trưởng ban Chỉ đạo là ông Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Đến nay, thị xã An Khê đã xây dựng được khoảng 1.300 m2 rau thủy canh. Ảnh: Ngọc Minh
Đến nay, thị xã An Khê đã xây dựng được khoảng 1.300 m2 rau thủy canh. Ảnh: Ngọc Minh


Thành viên Ban Chỉ đạo gồm các ông, bà: Phạm Công Thành-Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trần Thị Huệ-Phó Giám đốc Sở Tài chính; Nguyễn Duy Lộc-Phó Giám đốc Sở Công thương; Huỳnh Minh Sở-Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Thị Phương Mai-Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; Đặng Quang Khanh-Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Chu Thị Thu Hương-Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Lương Đình Trọng-Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc; Đặng Văn Sống-Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh Gia Lai; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố phụ trách lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. 

Ban Chỉ đạo liên ngành về cơ cấu lại ngành Nông nghiệp có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025; giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện và giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của tỉnh; đôn đốc, phối hợp giữa các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố với các cơ quan Đảng, MTTQ và các đoàn thể, Nhân dân trong tỉnh nhằm huy động tối đa nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp.

Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Trưởng ban Chỉ đạo có trách nhiệm ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên trong Ban Chỉ đạo. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo là Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm đảm bảo các điều kiện để Ban Chỉ đạo hoạt động.

Trưởng ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của UBND tỉnh; Phó Trưởng ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan để thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trong phạm vi, nhiệm vụ được phân công. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách tỉnh bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm của Sở Nông nghiệp và PTNT (nếu có).

Trường hợp thay đổi nhân sự tham gia Ban Chỉ đạo, cơ quan có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo, xem xét, quyết định điều chỉnh.

Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

HÀ SỰ

 

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.