Gia Lai quy định mức giá mới đối với dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 23-4, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 21/2023/QĐ-UBND ban hành Quy định về mức giá cụ thể đối với dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Quy định xác định mức giá cụ thể đối với xe ô tô khách tính theo số ghế xe (chỗ ngồi), số giường nằm (chỗ nằm) được ghi trong sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe; xe ô tô tải vào bến bốc xếp hàng hóa tính theo khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông của xe ô tô ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

UBND tỉnh quy định mức giá mới đối với xe ra, vào bến xe trên địa bàn. Ảnh: Phương Vi

UBND tỉnh quy định mức giá mới đối với xe ra, vào bến xe trên địa bàn. Ảnh: Phương Vi

Quy định gồm có 11 điều, quy định mức giá cụ thể (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô trên địa bàn tỉnh. Đối tượng áp dụng là các đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh; đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác bến xe ô tô; cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tùy theo số chỗ ngồi, chỗ nằm và loại bến xe, đối với các loại xe ô tô chạy tuyến cố định có cự ly dưới 150 km có mức giá ra, vào bến xe từ 40.000-90.000 đồng/chuyến; từ 150 km đến dưới 300 km có mức giá từ 48.000-120.000 đồng/chuyến; từ 300 km đến 500 km có mức giá 74.000-180.000 đồng/chuyến; trên 500 km có mức giá từ 174.000-210.000 đồng/chuyến.

Đối với các loại xe ô tô không chạy theo tuyến cố định, gồm: xe taxi có mức giá ra vào bến là 5.000 đồng/chuyến đối với tất cả các loại bến. Xe ghé qua bến trả khách có mức từ 10.000-18.000 đồng/chuyến; xe tải (tùy theo thiết kế trọng tải của xe) có mức giá từ 10.000-20.000 đồng/chuyến; xe đầu kéo sơ mi rơ moóc có mức giá từ 30.000-25.000 đồng/chuyến tùy loại bến xe.

Mức giá cụ thể đối với các loại xe ra, vào bến xe trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mức giá cụ thể đối với các loại xe ra, vào bến xe trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông-Vận tải và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu UBND xem xét, quyết định điều chỉnh mức giá cụ thể đối với dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô khi có biến động giá trên thị trường hoặc thay đổi mức độ đầu tư cơ sở vật chất của bến xe ô tô theo quy định pháp luật.

Quyết định có hiệu lực thi hành vào ngày 2-5-2023 và thay thế cho Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 8-6-2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định về giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Chuyện gùi hàng về căn cứ

Chuyện gùi hàng về căn cứ

(GLO)- Dốc An Toàn, dốc Ông Hương, đường Ông Dũng, dốc Thò Lò... là những địa danh mà ai đã từng tham gia gùi hàng từ Bình Định, Quảng Ngãi về căn cứ tỉnh Gia Lai trong kháng chiến đều không thể nào quên.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.