Gia Lai quan tâm xây dựng đơn vị học tập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng đơn vị học tập (ĐVHT) trong các cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện cho mọi thành viên được học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Mô hình này từng bước tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng xã hội học tập ở địa phương.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là 1 trong số 27 cơ quan vừa được UBND tỉnh công nhận ĐVHT cấp tỉnh năm 2022 với tổng số điểm 100/100. Theo ông Phạm Huy Toàn-Trưởng phòng Khoa giáo-Tổng hợp (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy), để có được kết quả trên, ngay từ đầu năm, lãnh đạo Ban đã quán triệt cho toàn thể cán bộ, công chức về những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, trong đó có nội dung xây dựng ĐVHT; đồng thời, luôn tạo điều kiện để cán bộ, công chức được học tập, bồi dưỡng thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Hiện nay, Ban có 11/23 cán bộ, công chức có trình độ thạc sĩ, 14/23 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy duy trì hoạt động đọc báo đầu giờ vào buổi sáng các ngày làm việc. Ảnh: Hồng Thi

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy duy trì hoạt động đọc báo đầu giờ vào buổi sáng các ngày làm việc. Ảnh: Hồng Thi

“Bên cạnh tổ chức các hội nghị học tập, phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy còn duy trì có hiệu quả hoạt động đọc báo đầu giờ buổi sáng các ngày làm việc. Đây là phương pháp để mỗi cán bộ, đảng viên tự sinh hoạt chính trị, tự nghiên cứu và tiếp thu kiến thức mới cũng như nắm bắt những vấn đề mà dư luận quan tâm; từ đó, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn”-ông Toàn cho biết.

Còn chị Vũ Thị Huyền Ly-chuyên viên Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo thì chia sẻ: “Nhiệm vụ của tôi là tham mưu kế hoạch xuất bản tờ “Thông tin sinh hoạt chi bộ” và một số ấn phẩm tuyên truyền khác; đồng thời, tham mưu kế hoạch tổ chức hội nghị báo cáo viên hàng tháng và công tác tuyên truyền viên cơ sở. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tôi không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và các văn bản của Trung ương, của tỉnh cũng như của một số địa phương liên quan đến công việc được giao; học hỏi đồng nghiệp. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên tham gia viết tin, bài cho các ấn phẩm nhằm nâng cao kỹ năng viết của bản thân”.

Tương tự, những năm qua, Sở Tư pháp cũng đã ban hành nhiều văn bản liên quan và thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích, vận động công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan cũng như các đơn vị trực thuộc tích cực tham gia các phong trào liên quan đến xây dựng xã hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời và duy trì thói quen tự học ở mọi lúc, mọi nơi, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân. Cùng với đó, đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong việc tổ chức các hoạt động, phong trào xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời tại cơ quan; gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác nhằm thúc đẩy việc học tập trong mỗi cá nhân. Theo Giám đốc Sở Tư pháp Lê Thị Ngọc Lam, trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2022, Sở Tư pháp tự đánh giá đơn vị đạt 100/100 điểm, xếp loại tốt. Vừa qua, Sở cũng đã được UBND tỉnh công nhận là ĐVHT cấp tỉnh năm 2022.

Thực hiện hướng dẫn tại Thông tư số 22/2020/TT-BGDĐT ngày 6-8-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Sở GD-ĐT đã chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh cùng các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Hướng dẫn số 2014/HD-UBND ngày 8-12-2021 về đánh giá, chấm điểm, xếp loại ĐVHT trên địa bàn. Theo đó, đối tượng áp dụng là các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; cơ quan thuộc UBND tỉnh; cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ, Liên đoàn Lao động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tỉnh; cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy trực thuộc Tỉnh ủy; cơ quan thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ, Liên đoàn Lao động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh cấp huyện. Việc đánh giá, xếp loại ĐVHT căn cứ vào các tiêu chí về điều kiện để xây dựng ĐVHT, kết quả học tập của thành viên và hiệu quả, tác động của việc xây dựng ĐVHT; thực hiện theo phương thức chấm điểm với tổng điểm tối đa là 100, trong đó, đơn vị đạt 85-100 điểm xếp loại tốt, từ 70 đến dưới 85 điểm xếp loại khá, từ 50 đến dưới 70 điểm xếp loại trung bình, dưới 50 điểm là chưa đạt.

Năm 2022, Gia Lai có 27 cơ quan được UBND tỉnh công nhận là Đơn vị học tập cấp tỉnh. Ảnh Mộc Trà

Năm 2022, Gia Lai có 27 cơ quan được UBND tỉnh công nhận là Đơn vị học tập cấp tỉnh. Ảnh Mộc Trà

Ông Trần Bá Công-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT-thông tin: Năm 2021 và 2022, Sở GD-ĐT phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh triển khai công tác thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế. Kết quả, trong 2 năm này, toàn tỉnh có 27/27 cơ quan nộp báo cáo tự chấm điểm, xếp loại ĐVHT đều đạt loại tốt. Trên cơ sở tham mưu của Sở GD-ĐT, UBND tỉnh đã ban hành quyết định công nhận kết quả đánh giá, chấm điểm, xếp loại ĐVHT cấp tỉnh năm 2021 và năm 2022 đối với các cơ quan này. Sở GD-ĐT cùng Hội Khuyến học tỉnh cũng đã thống nhất đề xuất 2 ĐVHT cấp tỉnh tiêu biểu là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Tư pháp.

“Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và triển khai các mô hình học tập trên phạm vi toàn tỉnh; triển khai công tác đánh giá, chấm điểm, xếp loại ĐVHT đối với các ĐVHT cấp tỉnh, cấp huyện năm 2023. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, thẩm định kết quả thực tế đối với việc tự đánh giá, chấm điểm, xếp loại ĐVHT của các cơ quan”-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.