Gia Lai: Ký kết kế hoạch phối hợp tuyên truyền, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 16-3, Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội Nông dân tỉnh Gia Lai đã tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Dự lễ có ông Lưu Trung Nghĩa-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Võ Anh Tuấn-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.
 

Lãnh đạo 2 đơn vị ký kết tuyên truyền. Ảnh: Nguyễn Diệp
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội Nông dân tỉnh ký kết kế hoạch phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo đó, trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội Nông dân tỉnh sẽ phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, tập trung mở các lớp tập huấn khuyến nông, công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; tổ chức Hội thi sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu cấp tỉnh, Nhà nông đua tài; thực hiện giám sát, phản biện xã hội lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổng kết phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh lần thứ XI giai đoạn 2017-2022; vận động người dân tham gia phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp; phát triển sản phẩm OCOP và du lịch nông nghiệp nông thôn; đầu tư các mô hình, điểm trình diễn và các dự án khuyến nông-lâm-ngư nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ đăng ký mã số vùng trồng, tăng cường kiểm tra vật tư nông nghiệp và phối hợp trong xây dựng nông thôn mới…
 
Các đơn vị phấn đấu từ nay đến cuối năm có 20% diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt, 51 cơ sở vùng trồng và 21 cơ sở đóng gói vùng trồng được cấp mã số đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Khoảng 20% số lượng Hội Nông dân cấp xã có cán bộ am hiểu kỹ năng tư vấn phát triển hợp tác xã. Hỗ trợ xây dựng và phát triển 28 Chi hội Nông dân nghề nghiệp, 482 Tổ hội nghề nghiệp, 121 xã đạt tiêu chí về môi trường nông thôn và có 740 nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…

 

NGUYỄN DIỆP
 

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.