Gia Lai: Hội thảo khoa học Cơ sở biện chứng luận trị châm cứu theo nội kinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 9-11, tại TP. Pleiku, Hội Đông y Gia Lai phối hợp với Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Cơ sở biện chứng luận trị châm cứu theo nội kinh.

Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Quốc Huy-Giám đốc Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam, Ông Lý Minh Thái-Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai, Lương y Nguyễn Ngữ-Chủ tịch Hội đông Y Gia Lai và gần 100 đại biểu đến từ các Bệnh viện Y dược cổ truyền, Hội Đông y các tỉnh, thành phố trên cả nước. PGS.TS. Phạm Vũ Khánh-nguyên Cục trưởng Cục Quản lý, Y dược cổ truyền chủ trì hội thảo.

Trong một ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu được nghe lương y Nguyễn Ngữ-Chủ tịch Hội Đông y Gia Lai  trình bày chuyên luận Thiên văn lịch pháp và địa lý khí hậu của nội kinh trong châm cứu; thạc sĩ Kiều Xuân Dũng-Nguyên Trưởng khoa Y học Cổ truyền (Học viện Y- Dược cổ truyền Việt Nam) trình bày chuyên luận Vận dụng học thuyết vận khí vào giải nghĩa sự phân bố khí trên lục kinh của nội kinh tố vấn 68; Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoài Văn-Bệnh viện Y-Dược cổ truyền (Bộ Công an) trình bày chuyên luận Giáo án của thập nguyệt thái dương lịch trong hoàng đế nội kinh….

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Như Nguyện
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Ngoài ra, một số chuyên luận đáng chú ý khác tại hội thảo như: Doanh khí đường vận hành và thời châm cứu theo địa chi; Nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tính an toàn điều trị đau đầu nguyên phát bằng phương pháp trích lể; thời (tính giờ) châm cứu danh khí theo thiên Can; Kinh nghiệm giảng dạy và điều trị châm cứu của Học viện Y-Dược Cổ truyền Việt Nam; Điều trị yếu liệt tay trái hậu phẫu viêm ruột thừa…

Được biết, châm cứu là một phương pháp chữa bệnh độc đáo trong y học cổ truyền, là tên gọi chung của hai phương pháp châm và cứu nhưng ngày nay thường được dùng để chỉ phương pháp châm (dùng kim tác động vào huyệt vị trên cơ thể). Châm cứu là phương pháp an toàn và đã chứng minh được tác dụng tốt qua nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Châm cứu ngày nay phát triển rất mạnh mẽ. Ngoài các phương pháp châm truyền thống như hào châm, thể châm, có nhiều phương pháp châm mới như đầu châm, diện châm, nhĩ châm, tỵ châm, thuỷ châm, laser châm, châm tê, mãng châm… Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng đối với từng mặt bệnh, sẽ được các thầy thuốc cân nhắc áp dụng đối với mỗi bệnh nhân cụ thể.

Hội thảo khoa học lần này được tổ chức với quy mô toàn quốc không chỉ là cơ hội để các y bác sĩ, lương y trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm mà còn học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao trình độ chuyên môn trong vấn đề trị liệu bằng châm cứu, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.