Gia Lai: Định danh vị thế nông nghiệp công nghệ cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuối năm Canh Tý diễn ra sự kiện gây tiếng vang trong giới đầu tư Việt Nam là tỷ phú Trần Bá Dương nắm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Agrico và công bố chiến lược mới của công ty này, trong đó, riêng Gia Lai sẽ được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để phát triển các đại dự án. Đây cũng là cú hích lớn đối với Gia Lai trong phát triển kinh tế-xã hội ở vùng khó khăn.
 

Cái bắt tay giữa 2 đại gia Việt Nam là tỷ phú Trần Bá Dương và Đoàn Nguyên Đức đã mang đến cơ hội cho Gia Lai trong thu hút đầu tư, góp phần định danh rõ ràng hơn trong bản đồ phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam cũng như khu vực Tam giác phát triển. Cụ thể, 2 đại dự án của HAGL Agrico đã và đang tiến hành ở Gia Lai mang lại hy vọng lớn cho phát triển, đặc biệt trong thời điểm Việt Nam cũng như thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Thêm cơ hội cho Gia Lai

Trong lễ giới thiệu Chiến lược đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2023 và Ban Quản trị điều hành mới của HAGL Agrico, tỷ phú Trần Bá Dương cho biết sẽ đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để phát triển nông nghiệp ở Gia Lai, Lào, Campuchia. Đặc biệt, Gia Lai sẽ là điểm nhấn của chiến lược này. “Chúng tôi đã rót 40 ngàn tỷ đồng vào đây nên bắt buộc phải làm và sẽ phát triển bằng được mô hình nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn”-ông Dương khẳng định.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tặng hoa chúc mừng Hội đồng Quản trị mới của Hoàng Anh Gia Lai Agrico. Ảnh: Trần Hiếu
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tặng hoa chúc mừng Hội đồng Quản trị mới của Hoàng Anh Gia Lai Agrico. Ảnh: Trần Hiếu


Thông tin xác tín này là cú hích trong phát triển kinh tế-xã hội của 13 tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển. Đây cũng là cơ hội lớn để khu vực này có thêm những vùng dân cư trù phú, thúc đẩy kinh tế vùng biên mậu.

Ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-vui mừng: “Về nông nghiệp, khi có sự tiếp quản điều hành của tỷ phú Trần Bá Dương sẽ giúp phát triển công nghệ cao về chăn nuôi, cây ăn quả, góp phần hình thành các vùng trồng cây ăn quả lớn, chuyển dịch cây trồng theo chuỗi. Hình thành nên các trang trại chăn nuôi bò, heo theo hướng đại gia súc công nghệ cao; hình thành nên các nhà máy chế biến cây ăn quả, sản xuất phân bón, chế biến thức ăn gia súc. Đặc biệt, các sản phẩm được chuyển xuống cảng Quy Nhơn sẽ hình thành nên chuỗi vận chuyển. Điều này là cơ hội biến Gia Lai trở thành thủ phủ của nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam cũng như phát triển, nâng tầm công nghệ chế biến”.

Theo thông báo của HAGL Agrico, ngay đầu năm 2021 sẽ triển khai 2 dự án lớn trên địa bàn tỉnh Gia Lai gồm: Dự án chăn nuôi bò thịt tại xã Ia Púch (huyện Chư Prông), quy mô 35.000 con, công suất nuôi 140.000 con/năm với tổng vốn đầu tư khoảng 1.993 tỷ đồng và Dự án chăn nuôi heo thịt kết hợp chăm sóc và phát triển cây cao su ở xã Pờ Tó (huyện Ia Pa), quy mô 160.000 con, công suất nuôi 400.000 con/năm với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Với lợi thế tài chính và kinh nghiệm trong phát triển các phương tiện máy móc phục vụ sản xuất, việc Tập đoàn Trường Hải tiếp nhận quản lý HAGL Agrico đang tạo nên lợi thế lớn. Hiện HAGL Agrico đang có quỹ đất hơn 84.000 ha ở vùng Tam giác phát triển. Đây là điều kiện quá tốt để phát triển những vùng chuyên canh cây ăn quả, chăn nuôi quy mô lớn. Việc đầu tư, đẩy mạnh phát triển trong hai lĩnh vực này theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Vườn chuối công nghệ cao của HAGL Agrico. Ảnh: Trần Hiếu
Vườn chuối công nghệ cao của HAGL Agrico. Ảnh: Trần Hiếu

Ông Trần Bảo-thành viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc HAGL Agrico: “Chúng tôi đã trình Hội đồng Quản trị Chiến lược đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2023 cho diện tích đất còn lại của HAGL Agrico là 27.383 ha tại Lào và phía Bắc Campuchia 8.374 ha. Chúng tôi tập trung trồng cây ăn quả (chuối, xoài, dứa) và xác định chăn nuôi bò sinh sản, nuôi bò thịt là lĩnh vực chiến lược của HAGL Agrico để đảm bảo nền tảng sản xuất nông nghiệp hữu cơ được quản trị theo phương pháp công nghiệp. Chúng tôi chắc chắn rằng, trong thời gian tới, kết quả sản xuất kinh doanh của HAGL Agrico sẽ có hiệu quả hơn và phát triển bền vững”.
 

Những năm gần đây, dù được quan tâm đầu tư nhưng việc phát triển kinh tế vùng biên giới, đặc biệt là kinh tế khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh còn khó khăn. Với hướng đầu tư của  HAGL Agrico sau khi có sự tiếp quản từ Tập đoàn Trường Hải mang lại cơ hội mới cho việc phát triển kinh tế khu vực này. Nền tảng công nghiệp cơ khí, tự động hóa và trình độ quản trị doanh nghiệp tiên tiến cùng với tiềm lực tài chính đang là lợi thế của tập đoàn này. Đây cũng là cơ hội thực sự cho quá trình phát triển khi Gia Lai luôn được đánh giá là một trong những trung tâm của Tam giác phát triển.

Ngoài ra, sự kết hợp của 2 tập đoàn trong định hướng phát triển cũng nằm trong kế hoạch lớn của Gia Lai trong chiến lược phát triển nông nghiệp. Theo đó, Gia Lai sẽ phát triển mạnh những vùng chuyên canh cây ăn quả không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi các thị trường lớn ở châu Á, châu Âu.

Để cụ thể hóa định hướng này, nông nghiệp Gia Lai đang phát triển theo hướng hữu cơ, đầu tư công nghệ và gắn liền với chuỗi giá trị. Sự đầu tư mạnh mẽ của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao những năm qua đã giúp tỉnh có thêm cơ hội thúc đẩy, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp.

Ngoài ra, tỉnh Gia Lai sẽ giải quyết được phần nào bài toán nhân lực hiện đang dôi dư. Và thực sự, tỉnh cũng đang hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ lao động thuần nông mà còn là lao động nông nghiệp chất lượng cao khi có nguồn nhân lực qua đào tạo, từ Trường Cao đẳng Gia Lai, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh-Phân hiệu Gia Lai.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho biết, tỉnh Gia Lai luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để thuận lợi trong quá trình đầu tư, phát triển, đồng thời nhấn mạnh: “Nông nghiệp hữu cơ có vai trò vô cùng to lớn không chỉ đối với sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng mà còn góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền nông nghiệp. Tôi mong muốn 2 tập đoàn sớm thực hiện các kế hoạch đầu tư của mình trên địa bàn, thực hiện tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng, hình thành và phát triển các vùng trồng cây ăn quả, vật nuôi quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Sự hợp tác của 2 tập đoàn lớn, ngoài việc tạo sự phát triển, lớn mạnh và bền vững cho chính mình, còn tiếp tục đóng góp, tạo bệ đỡ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Gia Lai cũng như trong vùng và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia”.

 

TRẦN HIẾU
 

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.