Gia Lai đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo tăng trưởng năm 2025 đạt 8,06% trở lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 29-3, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung đã ký ban hành Kế hoạch số 758/KH-UBND về triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 của tỉnh Gia Lai đạt 8,06% trở lên.

Nghị quyết số 470/NQ-HĐND ngày 1-3-2025 của HĐND tỉnh đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của tỉnh là 8,06%. Để phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đồng chí Giám đốc, Thủ trưởng các sở ban ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao tập trung quán triệt, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá.

lay4-thay-dd.jpg
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8,06% trở lên, tỉnh đề ra giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội. Ảnh: Phạm Quý

Trong đó, xác định rõ quan điểm của Kế hoạch là: Tập trung phấn đấu để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 để tạo đà, tạo lực, cho những năm sau tăng trưởng hai con số, với tinh thần: “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi". Tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng phải bền vững, bảo đảm ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, công bằng tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường. Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết, Kết luận của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Đảng ủy UBND tỉnh và các chỉ đạo của UBND tỉnh để cụ thể hóa tại sở, ngành, địa phương; bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả.

Các sở, ngành, địa phương phát huy tối đa các nguồn lực, tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, đổi mới, tinh thần đột phá, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, coi khó khăn của người dân, doanh nghiệp cũng là khó khăn của mình để chủ động hỗ trợ, đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên tinh thần “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”. Huy động mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, người dân cùng tham gia vào phát triển kinh tế-xã hội.

Đồng thời, theo dõi sát, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác phân tích, dự báo, chủ động các phương án, giải pháp đồng bộ, toàn diện, trọng tâm trọng điểm để có phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, nhất là đối với những vấn đề mới phát sinh, vấn đề khó, nhạy cảm. Trong chỉ đạo, điều hành phải phát huy cao nhất tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc; khai thác tối đa mọi cơ hội, động lực, nguồn lực bên trong và bên ngoài cho phát triển; linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả. Các địa phương cần tập trung khai thác, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

z6456490187277-51e6d1324e78688b681ef4033fcd977d.jpg
Đa dạng các hoạt động, tổ chức sự kiện văn hóa nhằm thu hút khách du lịch cũng là một trong những giải pháp trọng tâm được tỉnh đặt ra. Ảnh: Phương Vi

Kế hoạch đặt ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trọng tâm, đột phá nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, gồm: Tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp tăng trưởng kinh tế; tiếp tục ưu tiên thời gian, nguồn lực để tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội; thúc đẩy đầu tư tư nhân, thu hút FDI; khai thác hiệu quả thị trường trong nước, phát triển thương mại điện tử và thu hút khách du lịch. Cùng với đó thúc đẩy xuất khẩu bền vững; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Kế hoạch này.

Có thể bạn quan tâm

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

Đồng Yên mệnh giá 5.000 và 10.000 của Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Quốc gia nào đang là “chủ nợ” lớn nhất thế giới?

(GLO)- Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn là quốc gia nắm giữ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, khi bị Đức vượt qua về quy mô tài sản ròng ở nước ngoài. Đây là một cột mốc đáng chú ý, diễn ra trong bối cảnh tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật vẫn tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

null