Gia Lai có 774 trường học các cấp với hơn 400 ngàn học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 23-8, tại khách sạn Tre Xanh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020. Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Đức Hoàng-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Năm học 2018-2019, ngành GD-ĐT Gia Lai đã triển khai 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện. Ngành đã thực hiện có kết quả chủ trương sáp nhập các trường học quy mô nhỏ trên cùng địa bàn, điều chỉnh quy mô lớp học hợp lý, thu gọn các điểm trường phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương. Năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 788 trường học với gần 395 ngàn học sinh. Hơn 46% học sinh dân tộc thiểu số được chú trọng cả quy mô lẫn chất lượng với 15 trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) cấp THCS, 2 trường phổ thông DTNT cấp THPT và 25 trường PTDT bán trú cấp Tiểu học và THCS. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và thư viện đạt chuẩn quốc gia được chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 318/788 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 40,36%. Tính đến cuối năm học 2018-2019, tỷ lệ bỏ học trong toàn ngành dưới 0,36%; tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT đạt 90,78%...Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn nổi lên những khó khăn, hạn chế như: một số địa phương thiếu chủ động, huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục; thủ trưởng nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác đảm bảo vệ sinh trường học và phong trào thi đua xây dựng “Trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn”...
Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020. Ảnh: Nguyễn Giang
Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020. Ảnh: Nguyễn Giang
Bước vào năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 774 trường học các cấp với hơn 400 ngàn học sinh. Để thực hiện có kết quả nhiệm vụ năm học, Sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương triển khai thực hiện cuộc vận động “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”; thực hiện có hiệu quả đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học”; tổ chức các phong trào thi đua chuyên đề thiết thực hiệu quả với nội dung, hình thức phong phú, gắn với các nhiệm vụ chính trị của ngành.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hoàng đề nghị ngành GD-ĐT tỉnh thực hiện bổ sung giáo viên còn thiếu bằng giải pháp phù hợp, sắp xếp hợp lý hệ thống trường lớp, điều tiết giáo viên giữa các khu vực, bố trí dạy tăng tiết, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nguồn giáo viên; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc; xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; tạo điều kiện cho hệ thống trường tư thục các cấp phát triển; công khai, minh bạch trong việc lựa chọn cán bộ và thực hiện chủ trương sáp nhập; nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học, quản lý giáo dục và quan tâm hướng nghiệp cho học sinh khối THPT, tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà...
Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn và hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ của 2 xã Ia Piar và Ia Peng (huyện Phú Thiện).

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.