Gia Lai: Bé gái 4 tuổi nhét hạt me vào mũi, cả tháng sau gia đình mới phát hiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 15-2, Bệnh viện Nhi Gia Lai thông tin, bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng vừa thực hiện gắp dị vật là hạt me trong mũi phải của 1 bé gái 4 tuổi. Hạt me do trẻ tự nhét vào mũi khoảng 1 tháng trước.

Theo đó, bé gái 4 tuổi (trú tại thôn Piơr, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông) đến bệnh viện trong tình trạng đau mũi phải, chảy dịch mũi, dịch hôi màu đen. Qua lời kể của gia đình, trước khi vào viện 1 tháng, trẻ tự cầm me ăn và đến sáng 15-2, cháu bị đau mũi nhiều, chảy dịch mũi hôi thì gia đình mới phát hiện đưa cháu đi khám.

Y, bác sĩ thực hiện gắp dị vật trong mũi cho bé gái 4 tuổi sáng 15-2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Y, bác sĩ thực hiện gắp dị vật trong mũi cho bé gái 4 tuổi sáng 15-2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhi được bác sỹ chuyên khoa thăm khám, nội soi mũi, phát hiện có dị vật hạt me lớn ở hốc mũi phải. Dị vật được bác sỹ lấy ra là hạt me đường kính khoảng 1cm. Đây chính là nguyên nhân gây viêm chảy máu toàn bộ niêm mạc mũi ở vị trí dị vật nằm.

Theo các bác sỹ chuyên khoa, trẻ nhỏ hiếu động vì vậy nguy cơ xảy ra các tai nạn mắc dị vật là khá cao. Những loại vật có kích thước nhỏ các bé có thể cho vào mũi như pin nút áo, nắp bút bi, các loại hạt,...đều là những nguy cơ tiềm ẩn. Trong đó, nguy hiểm nhất là loại pin cúc áo vì có thể gây ra thương tổn nghiêm trọng cho mũi khi nằm trong mũi ít nhất 4 giờ. Ngoài ra, dị vật trong mũi không được lấy ra sớm có thể đi xuống miệng và trẻ sẽ nuốt vào dạ dày hoặc nguy hiểm hơn dị vật có thể rớt vào phổi và gây tắc nghẽn đường hô hấp có thể gây tử vong cho trẻ.

Để phòng các tai nạn trẻ nhét dị vật vào mũi nói riêng, tai nạn thương tích ở trẻ nói chung, các gia đình có trẻ nhỏ cần giám sát, chăm sóc trẻ thường xuyên, không để trẻ tiếp xúc với các vật dụng nhỏ, sắc nhọn, không để trẻ chơi đùa ở những khu vực nguy hiểm… Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ nhét dị vật vào mũi cần kịp thời cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.