Gia Lai: 123 xã, phường, thị trấn không còn gia súc mắc bệnh viêm da nổi cục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, sau 4 tháng triển khai các giải pháp quyết liệt phòng-chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò của tỉnh, đến nay, số lượng bò được chữa trị ngày càng tăng, số mắc bệnh giảm mạnh.
Cán bộ thú y xã Ia Băng (huyện Chư Prông) kiểm tra đàn bò khỏi bệnh viêm da nổi cục. Ảnh Nguyễn Diệp
Cán bộ thú y xã Ia Băng (huyện Chư Prông) kiểm tra đàn bò khỏi bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: Nguyễn Diệp
Dịch bệnh viêm da nổi cục xuất hiện trên đàn bò từ cuối tháng 5-2021 kéo dài đến nay với số bò mắc bệnh là 20.603 con của 12.341 hộ gia đình ở 949 thôn, làng của 161 xã, phường, thị trấn thuộc 14 huyện, thị xã, thành phố, trong đó, có 2.301 con chết và tiêu hủy. Cơ quan chuyên môn và người chăn nuôi điều trị khỏi bệnh 17.967 con bò. 123 xã, phường, thị trấn của 14 địa phương không còn gia súc mắc bệnh viêm da nổi cục, trong đó 23 xã ở 7 huyện, thị xã, thành phố đã công bố hết dịch theo quy định. Đặc biệt, một số huyện như: Kông Chro, Chư Sê, Phú Thiện, Đak Đoa, Mang Yang, Chư Păh và TP. Pleiku đã kiểm soát được bệnh viêm da nổi cục. 
Đến nay, toàn tỉnh còn 335 con bò mắc bệnh viêm da nổi cục ở 38 xã, phường, thị trấn. Hiện cơ quan chuyên môn và người dân đang tiếp tục điều trị nhằm giảm thiệt hại.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).