Gia Lai: 10/14 xã, thị trấn không ghi nhận ca bạch hầu mới sau 14 ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Sở Y tế Gia Lai, đến ngày 9-9, toàn tỉnh có 10/14 xã, thị trấn không ghi nhận ca bạch hầu mới sau 14 ngày. 
Tính đến ngày 9-9, toàn tỉnh Gia Lai ghi nhận 38 trường hợp dương tính với bạch hầu tại 14 xã, thị trấn thuộc huyện Đak Đoa, Ia Grai, Chư Păh và TP. Pleiku; trong đó có 1 trường hợp tử vong tại huyện Đak Đoa.
Hiện đã có 33 ca bạch hầu đã được điều trị khỏi bệnh và xuất viện; 4 trường hợp đang nằm viện điều trị, tình trạng sức khỏe ổn định. Đến ngày 9-9, đã có 11/14 xã, thị trấn triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu với gần 63.000 người được tiêm, đạt tỷ lệ trên 93%. 
Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho người dân tại huyện Đak Đoa. Ảnh: Như Nguyện
Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho người dân tại huyện Đak Đoa. Ảnh: Như Nguyện
Hiện có 10/14 xã, thị trấn đã qua 14 ngày không ghi nhận ca bệnh bạch hầu mới gồm: xã Đak Sơ Mei, Hnol, xã Trang và Đak Krong (huyện Đak Đoa); xã Ia O, Ia Hrung, Ia Grăng, Ia Pếch, thị trấn Ia Kha (huyện Ia Grai) và xã Biển Hồ (TP. Pleiku).
Các xã, thị trấn còn lại gồm: Ia Ly, Ia Mơ Nông, Phú Hòa (huyện Chư Păh) và Hải Yang (huyện Đak Đoa) đang tiếp tục triển khai các biện pháp dập dịch, không để bệnh lây lan.
                                                                                                NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.