Gia Lai: 1 tháng có 13 người bị lừa đảo qua mạng hơn 18 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công an tỉnh Gia Lai cảnh báo người dân cảnh giác trước các hành vi giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Công an tỉnh Gia Lai vừa phát đi cảnh báo tình trạng giả danh nhân viên ngân hàng, cán bộ công an, viện kiểm sát để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông, internet.

Theo Công an tỉnh Gia Lai, từ tháng 4-2022 đến nay, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh này tiếp nhận 13 đơn tố giác tội phạm liên quan đến sử dụng mạng viễn thông, mạng internet để chiếm đoạt tài sản. Tổng số tiền những người bị lừa chiếm đoạt hơn 18 tỉ đồng.

Thời gian gần đây, các phương thức lừa đảo của kẻ gian được thực hiện tinh vi hơn nên khiến nhiều người nhầm lẫn và bị lừa. Thông qua mạng xã hội, những người lừa đảo giả vờ đặt hàng số lượng lớn và yêu cầu người bán gửi số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền thanh toán. Tiếp đó, làm giả hình ảnh giao dịch chuyển tiền thanh toán thành công và gửi lại cho người bán.


 

Một bị hại (đội nón) bị lừa đảo và trình báo sự việc với cơ quan chức năng. Ảnh: CD.
Một bị hại (đội nón) bị lừa đảo và trình báo sự việc với cơ quan chức năng. Ảnh: CD.


Khi người bán không nhận được tiền, những người này giả danh là nhân viên ngân hàng gọi điện đến người bán thông báo số tiền đến tài khoản bị treo và yêu cầu kết bạn qua mạng xã hội để gửi đường link đăng nhập, thực hiện quét mã QR. Sau khi người bán quét mã, tài khoản ngân hàng báo bị trừ tiền. Ghi nhận mới nhất là chị H. (ngụ phường Hội Phú, TP Pleiku) và anh NHĐ (ngụ TP Pleiku) bị chiếm đoạt trên 300 triệu đồng.

Với phương thức tương tự, những kẻ gian này còn tự xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát thông báo bị hại có liên quan đến đường dây rửa tiền, buôn lậu ma túy mà Bộ Công an đang tiến hành điều tra. Sau đó đề nghị bị hại kê khai tài chính, tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong tài khoản ngân hàng. Đồng thời, đe dọa yêu cầu cung cấp thông tin liên quan tài khoản ngân hàng để phục vụ cho công tác điều tra, xác minh. Nhiều người do tâm lý lo sợ, làm theo yêu cầu.

Từ đầu tháng 4-2022, có rất nhiều người ở Gia Lai bị chiếm đoạt số tiền lớn như chị NTDH (ngụ phường Phù Đổng, TP Pleiku) bị chiếm đoạt 10,4 tỉ đồng, chị NTH (ngụ thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) bị chiếm đoạt 3,2 tỉ đồng, chị TTH (ngụ phường Hoa Lư, TP Pleiku) bị chiếm đoạt 1,5 tỉ đồng

Trước những diễn biến phức tạp của tội phạm sử dụng không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Gia Lai khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các thủ đoạn như trên. Khi phát hiện các đối tượng có hành vi trên đề nghị cung cấp thông tin cho đơn vị theo số điện thoại 0694.329.334 để kịp thời ngăn chặn.

https://plo.vn/gia-lai-1-thang-co-13-nguoi-bi-lua-dao-qua-mang-hon-18-ti-dong-post678683.html
 

Theo LÊ KIẾN (PLO)

Có thể bạn quan tâm

Diện tích cao su bị cháy của gia đình ông Lê Văn Thảo bắt đầu héo lá. Ảnh: V.H

Khẩn trương điều tra vụ cháy vườn điều, cao su ở Ia Nan

(GLO)- Sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo UBND xã Ia Nan (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã chỉ đạo lực lượng Công an xã phối hợp với Công an huyện điều tra vụ cháy hơn 700 cây cao su và hơn 20 cây điều gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng của gia đình ông Lê Văn Thảo ở thôn Đức Hưng.

6 lần giả danh công an lừa đảo tiền

6 lần giả danh công an lừa đảo tiền

Chỉ trong thời gian khoảng hơn 1 tháng, Nguyễn Thọ Đức (ngụ P.Đông Thịnh, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã 6 lần giả danh công an để đe dọa, lừa đảo chiếm đoạt 455 triệu đồng của một người dân.

45 đối tượng bị truy tố vì 'khủng bố', cắt ghép ảnh người thân con nợ đăng lên trang 'tình một đêm'

45 đối tượng bị truy tố vì 'khủng bố', cắt ghép ảnh người thân con nợ đăng lên trang 'tình một đêm'

Sau khi thành lập doanh nghiệp và mua lại hàng trăm nghìn khoản nợ xấu, bị can Trần Hồng Tiến chỉ đạo nhân viên tại công ty gọi điện đe dọa, cắt ghép ảnh, đăng bài bôi nhọ người thân của con nợ lên các trang mạng xã hội để gây sức ép buộc phải trả nợ.